Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Sáng-Thế Ký 1:26 Nói Về Ba Đấng?

Sáng-Thế Ký 1:26 Nói Về Ba Đấng?
Sáng Thế Ký 1:26 Đức Chúa Trời (elohim) phán rằng: CHÚNG TA (us) hãy làm nên loài người như HÌNH TA (Our image) và THEO TƯỢNG TA (Our likeness), đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất.

I.Phân tích chữ ‘’Elohim’’:
 
Trích Wikipedia (Tham khảo): Từ Elohim xuất hiện hơn 2500 lần trong Kinh thánh Hebrew, với ý nghĩa chỉ " các thần linh" theo nghĩa chung (như trong Xuất Ê-díp-tô 12:12 mô tả "các vị thần của Ai Cập"), hay chỉ một vị thần cụ thể (như trong 1 Các Vua 11:33 mô tả Chemosh (Kê-mốt) "thần của Moab", hoặc thường nhắc đến Yahweh (Jehovah) như là "elohim" của Israel), hay chỉ quỷ, seraphim và các sinh vật siêu nhiên khác, hay chỉ linh hồn của người chết được đưa lên theo lệnh của vua Saulơ trong 1 Sa-mu-ên 28:13, và thậm chí chỉ các vua và các tiên tri (như trong Xuất Ê-díp-tô Ký 4:16)[5]. Cụm từ bene elohim, dịch là "con của các vị thần", có một sự tương đồng chính xác trong các văn bản Ugaritic và Phoenician, đề cập đến hội đồng của các vị thần[5].

Elohim chiếm vị trí thứ bảy trong số mười trong học thuyết Rabin thời trung cổ nổi tiếng của Maimonides về thần học Do thái. Maimonides nói: "Tôi phải khẳng định rằng mọi người Do Thái [bây giờ] đều biết rằng thuật ngữ Elohim là một từ đồng nghĩa, và biểu thị Thiên Chúa duy nhất, hay các thiên thần, các thẩm phán, và các nhà cai trị quốc gia, ..."
(Strong’s Hebrew Dictionary below defines Elohim: GOD - “430 ‘elohiym (el-o-heem’); plural of 433; gods in the ordinary sense; but specifically used (in the plural thus, especially with the article) of the supreme God; occasionally applied by way of deference to magistrates; and sometimes as a superlative: KJV-- angels, X exceeding, God (gods)- dess, -ly), X (very) great, judges, X mighty.
Elohim comes from a root word 'el (ale), which means strength; as adjective, mighty; especially the Almighty (but used also of any deity). Thus, elohim enhances the word el, showing that the Almighty is one who has the greatest strength of all.)

Theo từ điển Do Thái đã định nghĩa về Elohim: các thiên thần (angels), vượt trội (exceeding), Thần Linh (God), các thần linh (gods), rất vĩ đại (very great – ý nói nhấn mạnh), các quan xét hay thẩm phán (judges), hùng mạnh (mighty). (Dùng chữ ‘’Thần Linh’’ cho ‘’God’’ vì đó là nghĩa phổ thông, còn chữ ‘’Đức Chúa Trời’’ là do Phan Khôi dịch)

Trong bản dịch kinh thánh của linh mục Nguyễn Thế Thuấn có ghi chú: ‘’Vì linh mục Nguyễn Thế Thuấn từ trần trước khi hoàn thành bộ Kinh Thánh này, nên việc bổ túc đã do ban Xuất bản thực hiện…c) thay thế một ít tiếng không quan trọng. Đặc biệt danh xưng ‘’THẦN LINH’’ trong bản dịch, đã được thay bằng danh từ ‘’THIÊN CHÚA’’, phù hợp với thông thường…’’ (Nguyên văn trên là sự xác nhận từ công giáo chứ không tự ý thêm bớt lời nào, chứng tỏ chữ ‘’elohim’’ là ‘’thần linh’’ đã được thay bằng ‘’Thiên Chúa’’)

Chữ Elohim (Hê-bơ-rơ) cũng như chữ Theos (Hy-lạp) đều chỉ về Đức Chúa Trời, thần linh, các vị thần, hoặc đôi khi dùng cho cả thiên sứ, ma quỷ hay Chúa Jesus, có lúc lại dùng để nhấn mạnh thẩm quyền, bày tỏ uy quyền của chủ thể được nói đến (khi thêm vần ‘’im’’ phía sau). Đây là danh từ chung và phổ biến, nên việc dịch thuật thường phụ thuộc vào ngữ cảnh hoặc tư tưởng người dịch.

Elohim sử dụng cho các thần sai trật (false gods):

· Xuất 20:23 vậy, chớ đúc tượng THẦN (Elohim) bằng bạc hay bằng vàng mà sánh với ta.
Elohim sử dụng cho các thiên sứ (angels):

· Thi-thiên 8:5 Chúa làm người kém ĐỨC CHÚA TRỜI (Elohim) một chút, đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. (Bản tiếng việt đã dịch thành ‘’Đức Chúa Trời’’, trong khi phân đoạn này nói về ‘’các thiên sứ’’, dịch vậy hóa ra con người kém Đức Chúa Trời một chút?)

· Psalm 8:5 For thou hast made him a little lower than THE ANGELS (Elohim), and hast crowned him with glory and honour.

Elohim sử dụng cho các thần linh, quan trưởng hay người có địa vị (gods, judges…):

Thi-thiên 82:6 Ta đã nói: Các ngươi là THẦN (Elohim), hết thảy đều là con trai của Đấng tối cao. (Chúa Jesus có nhắc lại điều này ở Giăng 10:34 khi nói với người Giu-đa)
Giáo hội nói chữ ‘’Elohim’’ (tiếng Hê-bơ-rơ) xuất hiện trong Sáng Thế Ký 1:26 là số nhiều nên phải hiểu là có ba Đấng.

· Nhưng số nhiều là từ hai trở lên cho tới vô cực mà phải hiểu chỉ là ba?

· Tiếng Hê-bơ-rơ khi được dịch cũng phải tùy thuộc văn mạch, ngữ cảnh hay chủ thể được nói đến, không phải vì chữ ‘’elohim’’ là số nhiều nên khi thấy được viết cho Đức Chúa Trời, thì tự suy diễn ra thành nhiều Đấng. Nếu có kiểu định nghĩa như vậy, thì người Do Thái tinh thông ngôn ngữ đã thờ ‘’ba trong một’’ từ lâu.

· Cả phân đoạn Sáng Thế Ký 1 đều dùng số ít (Singular) là ''HE'' (Ngài) để chỉ về ‘’elohim’’, nên chúng ta rõ ngay chữ elohim phải trở thành số ít trong trường hợp này.
Không chỉ Giê-hô-va đôi khi được nói đến trong danh từ số nhiều, nhưng còn có một số đối tượng như sau:

· Xuất 7:1 ‘’Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se…ta lập ngươi như là ĐỨC CHÚA TRỜI (elohim) cho Pha-ra-ôn…’’. Vậy Môi-se là Đức Chúa Trời ba ngôi, hoặc có ba Môi-se vì được gọi là ‘’elohim’’? (ở số nhiều)

· Behemoth (Phan Khôi dịch: con trâu nước) ở Gióp 40:10, là danh từ SỐ NHIỀU của từ Behemah (Con thú). Nhưng kinh thánh mô tả có mấy con ‘’Bê-hê-mốt’’ ở Gióp 40?

· Sáng thế ký 23:6 ‘’lạy CHÚA (Adonim), xin hãy nghe chúng tôi: giữa chúng tôi, chúa tức một QUÂN TRƯỞNG (elohim) của Đức Chúa Trời…’’. Vậy dân họ Hếch đang nói với một mình Áp-ra-ham, hay tới ba Áp-ra-ham khi gọi Áp-ra-ham là ‘’elohim’’?

· Các quan xét 6:31 ‘’…Ai theo phe BA-ANH sẽ bị xử tử kể từ sáng ngày nay. Nếu hắn là CHÚA (elohim)…’’. Vậy thần Ba-anh chỉ là một vị thần dân ngoại hay ‘’tam vị nhất thể’’?

· 1 Sa-mu-ên 5:7 ‘’…Ngài giáng họa lớn trên chúng ta và trên ĐA-GÔN, là THẦN (elohim) của chúng ta.’’. Vậy thần Đa-gôn chỉ là một vị thần dân ngoại hay ‘’mầu nhiệm ba ngôi’’?

· Các quan xét 11:24 ‘’Ngươi há chẳng nhận được đất mà KÊ-MỐT, là THẦN (elohim) của ngươi, đã ban cho ngươi sao?...’’ Vậy thần Kê-mốt chỉ là một vị thần dân ngoại hay có ba thần Kê-mốt trong một?

Phục truyền 6:4 Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va (Yahweh) Đức Chúa Trời (elohim) chúng ta là Giê-hô-va (Yahweh) CÓ MỘT KHÔNG HAI.

· Nếu theo giáo lý ba ngôi, có lẽ phải sửa lại thành ‘’Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một nhưng ba.’’

· Nếu Đức Chúa Trời là ba ngôi ở Phục truyền 6:4, thì Môi-se đã phải trình bày cho tuyển dân là ‘’Đức Chúa Trời (elohim) chúng ta là ba trong một’’ như giáo hội dạy.

· Chẳng có lí do gì phải lòng vòng ở chữ ‘’một’’ mà không dám nói ba, nếu chữ ‘’elohim’’ thật sự có bày tỏ ý nghĩa ba Đấng trong một.

· Tại sao bao nhiêu thế hệ tuyển dân trôi qua với niềm tin duy Giê-hô-va suốt hàng ngàn năm, để rồi phải đợi tới Tân Ước xuất hiện ra thêm hai Đấng?

Kết luận: Vì một chữ ‘’elohim’’ số nhiều ở vài câu gốc lại nói ‘’ba Đấng trong một’’, vậy còn hơn hai mươi ngàn lần Đức Chúa Trời được đề cập bằng số ít thì thể nào?

‘’elohim’’ cũng chỉ là một danh từ chung phổ thông để chỉ thần linh, các vị thần, bậc cầm quyền, thiên sứ, sức mạnh…Tuy chữ ‘’elohim’ là số nhiều (plural noun), nhưng phải được dịch theo ngữ cảnh, phân đoạn và đối tượng đang được nói đến. Đối với dân tộc Do Thái chỉ thờ phượng duy Giê-hô-va, thì chữ ‘’elohim’’ dành cho Giê-hô-va sẽ được chuyển đổi thành số ít khi dịch thuật.

Giáo lý ba ngôi đã lợi dụng sự bất toàn trong ngôn ngữ, để truyền bá tư tưởng ‘’ba Đấng trong một’’ vào chữ ‘’elohim’’. Người Do Thái đã kịch liệt lên án phản đối, nhưng có lẽ số ít không lại số đông, hơn bao tỷ tín đồ vẫn muốn thờ ‘’ba ngôi mầu nhiệm’’…

II.Phân tích chữ ‘’Chúng Ta’’:

Ví dụ:

· Nếu vua nói với cả nước, ‘’CHÚNG TA hãy đánh chiếm các vật phẩm nơi đó về cho đất nước CHÚNG TA’’, thì nước có ba vua?

· Nếu vua nói với triều đình, ‘’CHÚNG TA hãy huấn luyện bá quan văn võ như hình tượng CHÚNG TA’’ thì có nhiều vua?

· Nếu giám đốc nói với các kỹ sư, ‘’CHÚNG TA hãy tạo nên người máy có suy nghĩ, tư duy, nhận thức…như CHÚNG TA thì có ba giám đốc?

· Nếu tổng thống nói với toàn dân, ‘’CHÚNG TA’’ hãy tạo nên những chiến sĩ ưu tú, mạnh mẽ và can trường như ‘’CHÚNG TA’’ thì có mấy tổng thống?

· Nếu hiệu trưởng nói với các giáo viên, ‘’CHÚNG TA’’ hãy đào tạo những sinh viên đạo đức, chuẩn mực, sáng tạo và đầy tinh thần học hỏi như ‘’CHÚNG TA’’ thì có mấy hiệu trưởng?

1 Các Vua 22:19 Mi-chê lại tiếp: Vậy, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va: Tôi thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài VÀ CẢ CƠ BINH TRÊN TRỜI đứng chầu Ngài BÊN HỮU VÀ BÊN TẢ.

· Cả cơ binh trên trời bên hữu và bên tả, vậy Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán ‘’chúng ta hãy..’’ trong việc gì đó thì có quá khó hiểu?

Thi-thiên 82:1 Đức Chúa Trời đứng trong HỘI ĐỨC CHÚA TRỜI; Ngài đoán xét giữa CÁC THẦN.

· Bản tin lành đã dịch sai là ‘’hội Đức Chúa Trời’’, trong khi bản công giáo đã dịch đúng là ‘’Thượng đế chủ tọa TRIỀU ĐÌNH THIÊN QUỐC…’’.

· Chứng minh cho thấy xung quanh Giê-hô-va có các chư thánh chư thần hầu việc, nên khi Ngài phán ‘’chúng ta’’ ở Sáng 1:26 thì bày tỏ quyền lực oai nghi của chính Ngài.

Ê-xơ-ra 4:18 Bức biểu các ngươi dâng tấu lên TA (us) đã đọc ra tỏ tường trước mặt TA (me).
· Bức biểu dâng tấu lên vua Ạt-ta-xét-xe, thì vua đã sử dụng chữ ‘’us’’ (chúng ta) để trả lời.
· Bản tiếng việt để tránh hiểu nhầm đã sửa thành chữ ‘’ta’’ thay vì ‘’chúng ta’’. Như vậy vua nói chữ ’’chúng ta’’ để bày tỏ về uy quyền hoặc các cận thần của vua, hay có tới ba vua Ạt-ta-xét-xe?

Gióp 1:6 Vả, một ngày kia CÁC CON TRAI của Đức Chúa Trời ĐẾN RA MẮT ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, và Sa-tan cũng đến TRONG VÒNG CHÚNG.
· Phân đoạn này cho thấy sự ra mắt các con trai của Đức Chúa Trời.
· Chứng minh giữa vòng Đức Chúa Trời có rất nhiều cấp bậc thần linh khác nhau.

Gióp 38:4-7 Khi ta ĐẶT NỀN TRÁI ĐẤT, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi. 5 Ai đã định độ lượng nó, Và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng? 6 Nền nó đặt trên chi? Ai có trồng hòn đá góc của nó? 7 TRONG KHI ẤY các SAO MAI đồng hát hòa nhau, Và CÁC CON TRAI Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.

· Gióp 38:4-7 mô tả đoạn đối thoại giữa Giê-hô-va với Gióp, Ngài cho thấy về sự sáng tạo và đặt nền móng đầu tiên cho trái đất, đề cập về ‘’các sao mai’’ lẫn các ‘’con trai’’ Đức Chúa Trời vui mừng hò reo trong công việc mà Ngài tạo dựng.

· Như vậy, Giê-hô-va nói chữ ‘’chúng ta hãy…’’ trong quá trình tạo dựng thế giới, trước các tạo vật thần linh là điều hoàn toàn bình thường.

Ê-sai 6:1-2 và 8 Về năm vua Ô-xia băng, TÔI THẤY Chúa NGỒI TRÊN NGÔI cao sang, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ. 2 NHỮNG SÊ-RA-PHIN đứng BÊN TRÊN Ngài; mỗi sê-ra-phin có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân và hai cái dùng để bay….8 Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho CHÚNG TA (us)? Tôi thưa rằng: Có tôi đây, xin hãy sai tôi.

· Ê-sai thấy mấy Đấng ngồi trên ngôi cao sang?
· Nếu trong sự hiện thấy mà Ê-sai thấy ba ngôi hay ba Đấng, thì ông đã truyền dân sự phải thờ ba ngôi.
· Chúng ta thấy những ‘’Sê-ra-phin đứng bên trên Ngài’’, đến câu 8 thì Chúa phán ‘’Ai sẽ đi cho CHÚNG TA’’. Vậy chúng ta hiểu Ngài đang nói ‘’chúng ta’’ với những ai, chứ không có khái niệm ba ngôi hay bày tỏ chữ ‘’chúng ta’’ là ‘’ba Đấng một Chúa’’.

Gia-cơ 3:9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, CHA CHÚNG TA, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo THEO HÌNH ẢNH ĐỨC CHÚA TRỜI.

· Gia-cơ đã mô tả loài người được tạo nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, trình bày như nhắc lại Sáng Thế Ký 1:26 cho tuyển dân của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 1:1 ‘’…mười hai chi phái ở tan lạc…’’). Vậy niềm tin của Gia-cơ không khác gì của tuyển dân, chứng tỏ ông vẫn giữ sự thờ phượng và tin vào Đức Chúa Trời duy nhất là Giê-hô-va.

· Mười hai chi phái ở tan lạc giữa vòng người ngoại, liệu họ có khái niệm nào về giáo lý thần học ba ngôi?

· Nếu Gia-cơ muốn chia sẽ giáo lý ba ngôi cho mười hai chi phái, thì phải đề cập trong thư tín để thống nhất niềm tin, nhưng ông không trình bày một chút nào, vậy mỗi nơi tan lạc sẽ tin mỗi kiểu thì sao?

· Gia-cơ khẳng định loài người được tạo nên theo HÌNH ẢNH ĐỨC CHÚA TRỜI, vế đầu xác định rõ ‘’CHA CHÚNG TA’’. Giáo lý ba ngôi không có khái niệm ‘’ba’’ Cha, nên Gia-cơ làm sao có ý nói chữ Đức Chúa Trời vế sau, để bày tỏ ‘’ba Đấng đều là Cha’’ hay ‘’ba Cha trong một’’?

· Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời bằng nghĩa đen? (cơ thể vật chất?). Nếu hiểu như thế thì khác nào hội đức chúa trời mẹ đang dạy: người nam và nữ là được tạo theo hình đức chúa trời cha mẹ.

· Chúng ta được tạo nên theo bản chất tốt lành của Đức Chúa Trời, thừa hưởng những phẩm chất trong sáng, thánh khiết, yêu thương và đẹp đẽ như Đức Chúa Trời…Chỉ khi sa ngã ăn trái cấm, thì A-đam đã đánh mất đi ảnh tượng của Đức Chúa Trời.
Suy ngẫm các câu hỏi sau:

· ‘’Như hình ta và theo tượng ta’’ mà nói về ba Đấng thì theo hình tượng Đấng nào? Vì giáo lý ba ngôi nói ‘’Cha không phải Con, Con không phải Linh, và Linh không phải Cha’’.

· Giai đoạn này chưa có giáo lý ba ngôi, vậy tác giả viết Sáng Thế Ký 1:26 lấy khái niệm ‘’tam vị nhất thể’’ ở đâu để viết mập mờ ‘’mầu nhiệm’’ như vậy?

· Tuyển dân của Đức Chúa Trời thông minh, giữ luật, hiểu biết ngũ kinh đến thế, nhưng có công nhận Đức Chúa Trời dựng nên loài người như ‘hình và ảnh tượng ‘’ba ngôi nhất thể’’?

Sáng Thế Ký 1:26 thuộc bản văn của tuyển dân Do Thái, họ rất hiểu ngôn ngữ của họ và niềm tin duy một Thiên Chúa là Giê-hô-va (Yahweh). Nhiều học giả Do Thái đều xác nhận Sáng 1:26 viết ‘’chúng ta’,’ để nhấn mạnh thẩm quyền (majestic plural) ra lệnh của một vị Vua trong nước trời.
Vị Vua đó đã kêu gọi cả thiên đàng đồng công, và ngắm xem sự tạo dựng muôn loài vạn vật của Ngài, cuối cùng dựng nên loài người cao trọng như Ngài ở thể thần linh (lúc chưa ăn trái cấm), được bao bọc bởi vinh quang, thánh thiện và toàn mỹ… cũng như các bậc thần linh trên trời.

Chúng ta đã bị ép tâm trí về hình ảnh con người đầy tầm thường khi đã sa ngã, nhưng hãy nhớ con người trước khi phạm tội rất cao trọng, được tạo ra ‘’đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất’’. Con người được đựng nên để quản trị muôn vật, như những gì Đức Chúa Trời và các tạo vật thần linh dưới quyền Ngài đang làm.

Sáng Thế Ký 1:26-27 Đức Chúa Trời (Elohim) phán rằng: CHÚNG TA (us) hãy làm nên loài người như HÌNH TA (Our image) và THEO TƯỢNG TA (Our likeness), ĐẶNG QUẢN TRỊ loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài DỰNG NÊN LOÀI NGƯỜI GIỐNG NHƯ HÌNH ‘’elohim’’.

Tùy mỗi người sẽ lựa chọn cách dịch ‘’elohim’’ vế sau là gì…



1 nhận xét:

  1. Francis Hùng là ai: https://paulvuong.com/
    Về Giáo Lý Ba Ngôi: https://paulvuong.com/giao-ly-ve-thien-chua/

    Trả lờiXóa

Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...