Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Em-ma-nu-ên Chứng Minh Jesus Là Đức Chúa Trời?

Em-ma-nu-ên Chứng Minh Jesus Là Đức Chúa Trời?

Ma-thi-ơ 1:23 Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là EM-MA-NU-ÊN; nghĩa là: ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG CHÚNG TA.
Danh xưng được đặt cho một chủ thể nào đó, không có nghĩa biến chủ thể đó trở thành y như vậy (theo nghĩa đen).

Ví dụ:

· Giê-ru-sa-lem có nghĩa là ‘’Chúa là sự công bình của chúng tôi’’, vậy có biến Giê-ru-sa-lem thành Đức Chúa Trời?

· Áp-ra-ham đặt tên ngọn núi khi dâng Y-sác là ‘’Giê-hô-va Di-rê’’ (Sáng 22:14), vậy có ai hiểu ngọn núi đó là Đức Chúa Trời?

· Môi-se lập bàn thờ đặt tên là ‘’Giê-hô-va cờ xí của tôi’’ (Xuất 17:15), vậy có khiến bàn thờ thành Đức Chúa Trời?

· Ghê-đê-ôn lập bàn thờ đặt tên là ‘’Giê-hô-va-Sa-lam’’ (Các quan xét 6:24), vậy có biến bàn thờ thành Đức Chúa Trời?

· Một người tên ‘’Thiên Tử’’, thì người đó là con của thượng đế?

· Một người tên ‘’Thiên Hoàng’’, thì người đó là ông vua trên trời?

· Một người tên ‘’Thiên Long’’, thì người đó là con rồng trên trời?

Đây là một số danh xưng có chứa phần ‘’El’’ như chữ ‘’Em-ma-nu-el’’:
· DaniEL (Đa-ni-ên): ‘’Đức Chúa Trời là quan xét của tôi’’
· SamuEL (Sa-mu-ên): ‘’Danh Ngài là Đức Chúa Trời’’
· ELijah (Ê-li): ‘’Yah(weh) là Đức Chúa Trời’’
· ELealeh (Ê-lê-a-lê): ‘’Đức Chúa Trời được tôn cao’’
· ELdad (Ên-đát): ‘’Đức Chúa Trời yêu’’
· ELiezer (Ê-li-ê-se): ‘’Đức Chúa Trời là sự giúp đỡ của tôi’’
· ELihu (Ê-li-hu): ‘’Ngài là Đức Chúa Trời của tôi’’
· ELiab (Ê-li-áp): ‘’Đức Chúa Trời là Cha’’
· ELizabeth (Ê-li-sa-bét): ‘’Đức Chúa Trời là lời thề’’
· EzekiEL (Ê-xê-chi-ên): ‘’Đức Chúa Trời ban sức mạnh’’
· IsraEL (Y-sơ-ra-ên): ‘’Đức Chúa Trời tranh đấu’’
· GabriEL (Gáp-ri-ên): ‘’Người của Đức Chúa Trời’’

Trên đây là các danh xưng của vài nhân vật có ý nghĩa nói về Đức Chúa Trời, vậy có khiến các nhân vật này trở thành Đức Chúa Trời?

Trong khi danh hiệu ‘’Em-ma-nu-EL’’ không phải tên chính, vì chúng ta đều biết tên của Đấng Mê-si-a là Jesus, chứ chẳng ai gọi Ngài là Em-ma-nu-ên. Cho nên danh hiệu Em-ma-nu-ên được đặt cho Chúa Jesus để thể hiện những gì Chúa Jesus làm trên đất, được tể trị trong chương trình của Đức Chúa Trời, được ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG để Chúa Jesus bày tỏ quyền năng phép lạ.

Danh của Chúa Jesus (Yeshua) có ý nghĩa là ‘’Giê-hô-va cứu’’, còn danh Giê-hô-va (Yahweh) là ‘’Giê-hô-va là Đấng cứu’’, nên danh Jesus như danh hiệu đại diện cho danh Cha, mỗi lần công bố danh Jesus, thì chúng ta đang nhắc tới sự cứu rỗi, bởi chính Giê-hô-va ban cho nhân loại là Chúa Jesus.


Ê-sai 7:14-15 Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một con trai, và ĐẶT TÊN LÀ EM-MA-NU-ÊN. 15 Con trẻ ấy sẽ ăn mỡ sữa và mật, cho đến chừng nào BIẾT BỎ ĐIỀU DỮ VÀ CHỌN ĐIỀU LÀNH.

· Nếu đã xác nhận đây là lời tiên tri cho Chúa Jesus, vậy nếu Jesus là Đức Chúa Trời thì phải đợi đến khi ‘’biết bỏ điều dữ và chọn điều lành’’?

· Như vậy, có một giai đoạn thời gian mà Jesus ‘’KHÔNG TOÀN TRI’’, vậy sao giáo hội dạy Jesus là Đức Chúa Trời toàn tri mọi thời điểm?

· Đức Chúa Trời phải cần được đặt tên?

Ê-sai 8:10 Hãy toan mưu cùng nhau, nó sẽ nên hư không; hãy nói, lời các ngươi sẽ không đứng, vì ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG CHÚNG TA (Em-ma-nu-ên)

· Đây như là một câu khẩu hiệu ‘’quyết chiến quyết thắng’’ vì có Chúa ở cùng, chứ không nói về chủ thể nào đó rõ ràng, nên không được đề cập với các lần có Em-ma-nu-ên khác.

· Chúng ta thấy khẩu hiệu này vốn có từ xưa, nên Chúa Jesus giáng sinh và được đặt danh hiệu Em-ma-nu-ên như một món quà từ Đức Chúa Trời, để khẩu hiệu hô vang ‘’Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta’’ được nhắc lại trong lòng tuyển dân, chứng minh Ngài vẫn ở cùng họ, và ứng nghiệm lời tiên tri Giê-hô-va sẽ sai Đấng Mê-si-a tới giải cứu.

2 Cô-rinh-tô 5:19 Vì chưng Đức Chúa Trời VỐN Ở TRONG Đấng Christ, làm cho THẾ GIAN LẠI HÒA VỚI NGÀI, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó ĐẠO GIẢNG HÒA cho chúng tôi.
· Đức Chúa Trời vốn Ở TRONG Đấng Christ, chứ không phải ‘’Đức Chúa Trời vốn là Đấng Christ’’.
· Mục đích mà Đức Chúa Trời ở cùng Jesus là để thế gian hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, thông qua Con yêu dấu của Ngài.

Công vụ 4:27-28 và 30 Vả, Hê-rốt và Bô-xơ-Phi-lát, với các dân ngoại, cùng dân Y-sơ-ra-ên thật đã nhóm họp tại thành nầy đặng nghịch cùng ĐẦY TỚ THÁNH (Jesus) Ngài (Giê-hô-va) là Đức Chúa Jesus mà Ngài (Giê-hô-va) ĐÃ XỨC DẦU CHO, 28 ĐỂ LÀM MỌI VIỆC TAY NGÀI (Giê-hô-va) và Ý NGÀI (Giê-hô-va) ĐÃ ĐỊNH TRƯỚC…30 giơ tay Ngài (Giê-hô-va) ra, ĐỂ NHỜ danh ĐẦY TỚ THÁNH (Jesus) của Ngài (Giê-hô-va) là ĐỨC CHÚA JESUS, mà làm NHỮNG PHÉP CHỮA LÀNH BỊNH, PHÉP LẠ và DẤU KỲ.

· Chúa Jesus làm mọi phép chữa lành, phép lạ và dấu kỳ đều nhờ có Giê-hô-va ở cùng, ứng nghiệm đúng danh hiệu mà Jesus được ban tặng là ‘’Đức Chúa Trời ở cùng’’ với Ngài.

· Chúa Jesus được Giê-hô-va xức dầu, được gọi là ‘’ĐẦY TỚ THÁNH’’ của Giê-hô-va. Trong khi Đức Chúa Trời thì không có khái niệm được xức dầu, hoặc làm đầy tớ của ai.

· Các sứ đồ đều nhận biết rõ Đức Chúa Trời hành động mọi việc thông qua Chúa Jesus.

Công vụ 10:38 thể nào Đức Chúa Trời (Giê-hô-va) ĐÃ XỨC cho Đức Chúa Jesus ở Na-xa-rét bằng Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp; VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG NGÀI.

· Đức Chúa Trời còn phải được ban Thánh Linh và quyền phép từ một Đấng khác?

· Phi-e-rơ đã trình bày rõ ý nghĩa trọn vẹn của Em-ma-nu-ên: ‘’VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG NGÀI’’. Chứng tỏ ông biết Jesus không phải là Đức Chúa Trời, nhưng biết rằng có một Đấng tối cao là Giê-hô-va ở cùng Chúa Jesus, ban cho Chúa Jesus đủ mọi quyền năng để làm nhiều phép lạ.

Lu-ca 1:31-32 và 35 Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jesus. 32 Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là CON CỦA ĐẤNG RẤT CAO (Giê-hô-va); và Chúa (Giê-hô-va), LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI (Giê-hô-va), SẼ BAN CHO NGÀI (Jesus) ngôi Đa-vít LÀ TỔ PHỤ NGÀI…35 Thiên sứ truyền rằng: Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép ĐẤNG RẤT CAO (Giê-hô-va) sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, PHẢI XƯNG LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI.

Lu-ca 1:66 Ai nghe cũng ghi vào lòng mà nói rằng: Ấy vậy, con trẻ đó sẽ ra thể nào? VÌ TAY CHÚA (Giê-hô-va) Ở CÙNG CON TRẺ ẤY.

· Chúa Jesus được xưng là ‘’CON CỦA ĐẤNG RẤT CAO’’, chứ không phải là ‘’Đấng Rất Cao’’.

· Đức Chúa Trời ban ngôi Đa-vít là tổ phụ của Chúa Jesus, đối chứng Khải huyền 22:16 ‘’…Ta (Jesus) là CHỒI và HẬU TỰ của Đa-vít, là sao mai sáng chói.’’

· Tay Chúa ở cùng con trẻ ấy, cho thấy những gì Chúa Jesus làm điều bởi sự can thiệp, và hỗ trợ từ nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời.

Tại sao Đấng Mê-si-a được gọi là Em-ma-nu-ên, nhưng đặt tên là Jesus?

· Sáng 17:5 Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng TÊN NGƯƠI SẼ LÀ ÁP-RA-HAM , vì ta đặt ngươi làm TỔ PHỤ CỦA NHIỀU DÂN TỘC.

· Mác 3:16-17 Nầy là mười hai sứ đồ Ngài đã lập: Si-môn, NGÀI ĐẶT TÊN LÀ PHI-E-RƠ (nghĩa là đá); 17 Gia-cơ con Xê-bê-đê, và Giăng em Gia-cơ, NGÀI ĐẶT TÊN HAI NGƯỜI LÀ BÔ-A-NẸT, nghĩa là CON TRAI CỦA SẤM SÉT;

· Giăng 1:42 Người bèn dẫn Si-môn đến cùng Đức Chúa Jesus. Ngài vừa ngó thấy Si-môn, liền phán rằng: NGƯƠI LÀ SI-MÔN, con của Giô-na; ngươi SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ SÊ-PHA (nghĩa là Phi-e-rơ)

Chúng ta thấy Giê-hô-va đổi tên cho Áp-ram thành Áp-ra-ham, để từ đó ứng nghiệm những kế hoạch của Đức Chúa Trời trên ông. Tiếp theo, Chúa Jesus đặt tên Phi-e-rơ là đá, như sự xác quyết nền tảng vững chắc Jesus là Con Đức Chúa Trời của Phi-e-rơ ở Ma-thi-ơ 16:16. Gia-cơ và Giăng được đặt là Bô-a-nẹt nghĩa là ‘’con trai của sấm sét’’, nhưng tất nhiên cả hai người này không phải là con của sấm sét nào.

Như vậy, Chúa Jesus được gọi là Em-ma-nu-ên để ứng nghiệm kế hoạch và ý muốn của ’’Đức Chúa Trời ở cùng’’ dân sự, thông qua những ai tin vào Chúa Jesus. (Cũng như những tên mà Jesus được xưng trong Ê-sai 9:5)

1 Giăng 4:15 Ví bằng có ai xưng Đức Chúa JESUS là CON ĐỨC CHÚA TRỜI, thì ĐỨC CHÚA TRỜI Ở TRONG NGƯỜI, và người Ở TRONG ĐỨC CHÚA TRỜI.

Giăng 14:23 Đức Chúa Jesus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, CHA TA sẽ thương yêu người, CHÚNG TA ĐỀU ĐẾN CÙNG NGƯỜI và Ở TRONG NGƯỜI.

· Xưng nhận CHUẨN Jesus là CON ĐỨC CHÚA TRỜI, thì Đức Chúa Trời ở trong người đó. Nếu ai xưng khác, hoặc thêm bất kỳ vế nào lung tung thì đừng mong có Đức Chúa Trời ở cùng.

· Chứng minh khi yêu mến Jesus, xưng danh Jesus thì làm ứng nghiệm danh hiệu ‘’Em-ma-nu-ên’’, Đức Chúa Trời sẽ ở cùng và ở trong người đó.

Giăng 3:2 Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jesus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết THẦY LÀ GIÁO SƯ TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẾN; vì những phép lạ thầy đã làm đó, NẾU ĐỨC CHÚA TRỜI CHẲNG Ở CÙNG, thì không ai làm được.

· Ni-cô-đem là một trong những người cai trị dân Giu-đa, nhận biết rõ Jesus là giáo sư từ Đức Chúa Trời, ông không nhầm lẫn chủ thể, hay có ý nói văn hóa Do Thái ‘’Jesus là Con Đức Chúa Trời thì cũng là Đức Chúa Trời’’, như giáo hội ba ngôi chế tác.

· Vế sau, Ni-cô-đem nhận biết những gì Jesus làm được, hoàn toàn là bởi ‘’ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG’’.

· Giăng 5:30 ‘’Ta (Jesus) KHÔNG THỂ TỰ MÌNH LÀM NỔI VIỆC GÌ…’’. Chính Chúa Jesus đã xác nhận điều đó, nên nếu Đức Chúa Trời không ở cùng, thì Chúa Jesus hoàn toàn không thể làm được bất cứ phép lạ nào.

Các câu sau cho thấy Đức Chúa Trời ở cùng Chúa Jesus:

v Giăng 8:16 Nếu ta xét đoán ai, sự xét đoán của ta đúng với lẽ thật; vì ta KHÔNG Ở MỘT MÌNH, nhưng CHA là ĐẤNG ĐÃ SAI TA đến vẫn Ở CÙNG TA.

v Giăng 8:20 Đấng đã sai ta đến VẪN Ở CÙNG TA, chẳng để ta Ở MỘT MÌNH, vì ta hằng LÀM SỰ ĐẸP LÒNG NGÀI.

v Giăng 16:32 Nầy, giờ đến, đã đến rồi, là khi các ngươi sẽ tản lạc, ai đi đường nấy, và để ta lại một mình; nhưng ta KHÔNG Ở MỘT MÌNH, VÌ CHA Ở CÙNG TA.

v Công vụ 7:9 Mười hai tổ phụ ghen ghét Giô-sép, nên bán qua xứ Ê-díp-tô; nhưng ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG NGƯỜI. (Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép có khiến Giô-sép thành Đức Chúa Trời?)

Kết luận: Chữ Em-ma-nu-ên mang một ý nghĩa thuộc linh, nhắc lại toàn bộ hành trình lịch sử đầy sóng gió của bao nhiêu thế hệ, nhưng Đức Chúa Trời vẫn ở cùng. Ngài đã ở cùng Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp…cho tới các vị vua và các tiên tri v..v…Cuối cùng, Ngài đã ở cùng Đấng Mê-si-a là sứ giả đại diện cho Ngài, giúp con người được tha tội, và đem con người hòa thuận lại với Đức Chúa Trời thông qua Chúa Jesus.

1 Ti-mô-thê 2:5 Vì chỉ có MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI (Yahweh), và chỉ có MỘT ĐẤNG TRUNG BẢO (Yeshua) ở giữa Đức Chúa Trời (Yahweh) và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, LÀ NGƯỜI;
Ma-thi-ơ 2:6 Hỡi Bết-lê-hem, đất Giu-đa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giu-đa đâu, vì từ ngươi sẽ ra MỘT TƯỚNG, là Đấng chăn dân Y-sơ-ra-ên, TỨC DÂN TA.

עִמָּנוּאֵל GOD IS WITH US!

























Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Tít 2:13 Phao-lô Chờ Đợi Mấy Đấng?

Tít 2:13 đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ.


Titus 2:13 Looking for that blessed hope, and the glorious appearing of THE great God AND our Saviour Jesus Christ.
· Tít 2:13 được trích ra để bảo vệ giáo lý ba ngôi vì có sự hậu thuẫn bởi quy tắc Granville Sharp (1735-1813). Granville Sharp là một nhà cải cách chính trị (giúp bãi bỏ buôn bán nô lệ) người Anh, ông nghiên cứu về ngữ pháp ở Tân Ước để chứng minh niềm tin ba ngôi của ông là đúng. Ông ta rất đề cao về thần tính của Chúa Jesus, những quy tắc và lí luận đều chỉ muốn áp đặt người đọc phải công nhận Jesus là Đức Chúa Trời.


Quy tắc của Granville Sharp cho rằng khi có hai danh từ không phải là danh từ riêng (God and our Saviour), được sử dụng mô tả ai đó và hai danh từ được kết nối bởi từ ‘’VÀ’’ (AND), và danh từ đầu tiên có ‘’MẠO TỪ XÁC ĐỊNH’’ (THE) còn danh từ thứ hai (vế sau) không có, thì cả hai danh từ đều đề cập đến cùng một người hay một Đấng.


Công thức cơ bản của Granville Sharp có thể được xem theo cách này:


‘’THE’’+ noun1 + AND (kai) + noun2
Titus 2:13 ‘’…THE (mạo từ xác định) great God (noun1) AND (và) our Saviour (noun2) = Jesus Christ…’’


· Nhưng vấn đề là quy tắc này ở đâu ra vào thời của Phao-lô để mà áp dụng?


· Nigel Turner là một tiến sĩ người ba ngôi đã nói: ‘’Thật không may, tại thời kỳ của Hy Lạp, chúng tôi không thể chắc chắn rằng có một quy tắc như vậy thực sự tồn tại. ‘’ (Moulton-Howard-Turner, Grammar, volume III, p. 181.)


Ma-thi-ơ 21:12 Đức Chúa Jesus vào đền thờ, đuổi hết KẺ BÁN NGƯỜI MUA (who sold AND bought) ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bồ câu.


· Có ai nhầm lẫn ‘’kẻ bán người mua’’ là một người, một điều hay chung một đối tượng không?


Ê-phê-sô 2:20 Anh em đã được dựng nên trên nền của CÁC SỨ ĐỒ CÙNG CÁC ĐẤNG TIÊN TRI (THE apostles AND prophets), chính Đức Chúa Jesus Christ là đá góc nhà.
·
Có ai hiểu sai các sứ đồ và các đấng tiên tri là chung một đối tượng hay chức vụ không?


· Rất rõ ràng có mạo từ ‘’THE’’ đứng trước cùng chữ ‘’AND’’ vế sau, có phần giống công thức của Granville Sharp, nhưng có khó hiểu hay nhầm lẫn các đối tượng được nêu ra trong câu?


Như vậy quy tắc Granville Sharp không hợp lệ, vì toàn bộ bố cục kinh thánh cho thấy Đức Chúa Trời là Cha tách biệt với Chúa Jesus. Nếu bàn riêng về Cựu Ước thì chắc chắn tuyển dân Do Thái lẫn chúng ta không một ai hiểu sai về Đức Chúa Trời có một, và Tân Ước thì Phao-lô luôn mở đầu các sách ‘’…Nguyện xin ân điển và sự bình an được ban cho anh em từ nơi ĐỨC CHÚA TRỜI, CHA chúng ta, VÀ từ nơi Đức Chúa Jesus Christ!’’.


Chưa kể, Tân ước được viết bằng văn phong Hy-lạp là do sự phát triển mạnh mẽ và phổ thông của ngôn ngữ Hy-lạp bấy giờ, được tổng hợp và được dịch bởi các dịch giả Hy-lạp, sau đó qua từng thời kì phát triển ngôn ngữ Hy-lạp, thì lại được cải tiến và tái bản cho phù hợp. Nhưng chúng ta biết các sứ đồ là người Do Thái nói tiếng A-ram hay Hê-bơ-rơ, vậy thì sao lại áp dụng công thức Granville Sharp, rồi áp đặt Phao-lô đang trình bày Jesus là Đức Chúa Trời theo công thức Hy-lạp nào đó?


‘’Từ lịch sử rất sớm của bản văn Tân Ước, bây giờ xin luận đến kỷ nguyên các bản thảo. Lời trích lược của Dionysius Alex (264 S.C.); Petrus Alex, (312 S.C.); Methodius (311 S.C.), và Eusèbe (340 S.C.), đều chứng quyết về sự phổ biến lối văn cổ của bản văn Tân Ước, nhưng khi đạo Đấng Christ trở thành một quốc giáo thì tự nhiên dẫn đến những sự thay đổi quan trọng. Lúc ấy, vì có nhiều tín đồ thuộc phái thượng lưu cầu kỳ đòi các bản văn Tân Ước có giá trị cao hơn. Do đó, lối viết chữ Hy-lạp thô thiển của người Hê-lê-nít đã nhường chỗ cho lối viết thông dụng thời bấy giờ, và cũng có lý mà tin rằng cách viết văn thông thường của các Sứ đồ được sửa lại bởi những cách đặt câu êm nhẹ và đầy đủ hơn. Bởi đó, mới có nền tảng của bản văn Byzantine (Constantinople). Trong khoảng đó có thêm nhiều bản sao ở Phi châu và Sy-ri cho đến khi bị ngăn trở bởi những cuộc chinh phục của Hồi giáo.’’ (Trích từ William Smith, L.L.D trình bày về lịch sử tân ước, ông này là tín đồ ba ngôi)


Các sứ đồ mở đầu thư tín cũng luôn tách biệt hai Đấng rõ ràng: Rô-ma 1:7; 1 Cô-rinh-tô 1:3; 2 Cô-rinh-tô 1:2; Ga-la-ti 1:1; Ga-la-ti 1:3; Ê-phê-sô 1:2; Phi-líp 1:2; Cô-lô-se 1:2-3; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:2; 1 Ti-mô-thê 1:2; 2 Ti-mô-thê 1:2; Phi-lê-môn 1:3…


Tít 1:1-4 Ta, Phao-lô, tôi tớ của ĐỨC CHÚA TRỜI và sứ đồ của ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST, để đưa các người được chọn của Đức Chúa Trời đến đức tin và sự THÔNG HIỂU LẼ THẬT, là sự sanh lòng nhân đức, 2 trông cậy sự sống đời đời, là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước, 3 tới kỳ chỉ định, Ngài đã bày tỏ LỜI của Ngài ra bởi sự giảng dạy, là sự ta đã chịu giao phó theo mạng lịnh Đức Chúa Trời, là CỨU CHÚA chúng ta, 4 gởi cho Tít, là con thật ta trong đức tin chung: nguyền xin con được ân điển và sự bình an ban cho bởi ĐỨC CHÚA TRỜI, LÀ CHA, VÀ bởi Đức Chúa Jesus Christ, CỨU CHÚA chúng ta!


· Ngay ở Tít 1:1-4 Phao-lô đã mở đầu thư tín rất đầy đủ về hai chủ thể là Đức Chúa Trời và Chúa Jesus Christ.


· Chữ ‘’Cứu Chúa’’ dành cho Đức Chúa Trời và Chúa Jesus không khiến Jesus thành Đức Chúa Trời, vì nghĩa của Jesus (Yeshua) là ‘’Giê-hô-va là sự cứu’’, còn danh Giê-hô-va là ‘’Giê-hô-va là Đấng cứu’’, nên sự tương quan của danh hiệu Jesus bày tỏ Ngài là ‘’Cứu Chúa’’ như đại diện trình bày về Giê-hô-va là tác giả sự cứu chuộc khi sai Jesus tới.


· Nếu Vua sai Tướng đi giải phóng nô lệ, Vua chỉ huy cuộc giải cứu, Tướng thì đánh trực tiếp giải cứu, vậy gọi cả hai là ‘’NGƯỜI GIẢI CỨU’’ thì có biến Vua và Tướng ngang hàng hay là một?


· Bạn A bị tai nạn, bạn B gọi điện bác sĩ C tới cứu, bác sĩ C cứu sống bạn A, và bạn A chỉ cảm ơn bác sĩ C là ‘’ÂN NHÂN CỨU MẠNG’’, còn bạn B là người gọi bác sĩ C để tới cứu, thì không được xem là ân nhân? Còn nếu bạn A xem B cũng là ‘’ÂN NHÂN CỨU MẠNG’’ như bác sĩ C, vậy B và C là một người?


Ê-phê-sô 4:6 chỉ có MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI và MỘT CHA của mọi người, Ngài là TRÊN CẢ MỌI NGƯỜI, giữa mọi người và ở trong mọi người.


1 Cô-rinh-tô 8:6 về phần chúng ta, CHỈ CÓ MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI (God) mà thôi, là ĐỨC CHÚA CHA, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta HƯỚNG VỀ NGÀI; lại chỉ có MỘT CHÚA (Lord) mà thôi, là Đức Chúa Jesus, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy.


· Cả hai thư tín Ê-phê-sô 4:6 và 1 Cô-rinh-tô 8:6 của Phao-lô đều xác định chủ thể Đức Chúa Trời là Cha và CÓ MỘT.


· Khi chuyển biến tới Tân Ước, để tránh sự nhầm lẫn khi có đến hai Đấng thì Phao-lô đã hành văn lựa chọn chữ GOD cho Giê-hô-va là Cha, chữ Lord thì dùng cho Jesus.


· Về kiến thức phổ thông thì chữ ‘’God’’ và ‘’Lord’’ là những danh từ chung rất phổ biến để chỉ về ai đó quyền lực, thần linh, hoặc địa vị cao trọng…Nên việc có ép chữ ‘’God, god’’ vào Jesus thì không khiến Jesus trở thành Đấng Thần Linh tối cao như Giê-hô-va, vì toàn bộ bố cục kinh thánh đã mô tả duy Giê-hô-va là độc tôn không ai sánh bằng.


· Giáo lý ba ngôi chỉ chuyên lí luận để mô tả Chúa Jesus là Đức Chúa Trời bởi việc áp đặt ngôn ngữ. Không thể nào lấy ngôn ngữ hạn chế loài người, nhất là danh từ chung sử dụng rộng rãi, để cuối cùng diễn giải vì cấu trúc ngôn ngữ đó, mà khiến Jesus phải là Đức Chúa Trời.


Tiếng Hy-lạp không có dấu phẩy, chấm câu hay số câu…Vậy sẽ có những trường hợp sau trong Tít 2:13:


Kiểu 1: (Khiến hiểu Jesus như là Đức Chúa Trời)
· Tít 2:13 đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN VÀ CỨU CHÚA CHÚNG TA, LÀ Đức Chúa Jesus Christ.


Kiểu 2: (Hiểu đúng có hai chủ thể là Đức Chúa Trời và Jesus)
· Tít 2:13 đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN, VÀ Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jesus Christ.


Hai kiểu trên cũng như ví dụ sau:


Kiểu 1: (Cho thấy có hai con và vợ chồng)
· Gia đình có hai con, vợ chồng hạnh phúc.


Kiểu 2: (cho thấy có hai vợ và chồng)
· Gia đình có hai con vợ, chồng hạnh phúc.


Giáo lý ba ngôi cũng đã áp dụng như ví dụ trên để giải thích lố bịch về Tít 2:13. Khi đọc toàn bộ thư tín Phao-lô thì ta thấy ông luôn chia ra hai chủ thể tách biệt, Đức Chúa Trời là Cha và Chúa Jesus là Con của Cha, không có sự nhầm lẫn để gọi Jesus là Đức Chúa Trời hay ‘’mầu nhiệm’’ cả hai là một Đức Chúa Trời.


Tại sao Phao-lô lại đề cập Đức Chúa Trời và Chúa Jesus hiện ra ở Tít 2:13?


Ma-thi-ơ 16:27 Vì Con người (Jesus) sẽ ngự TRONG SỰ VINH HIỂN CỦA CHA MÌNH mà giáng xuống cùng các thiên sứ, lúc đó, Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm.


· Cho nên Phao-lô biết rằng, Chúa Jesus sẽ hiện ra trong sự vinh quang của Cha Ngài mà xuống cùng thiên binh thiên sứ, nên ông đã đề cập hai chủ thể ‘’sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ.’’


· Khi Chúa Jesus trở lại, được bao phủ bởi sự hiện diện của Cha thì điều đó có hiểu Jesus là Đức Chúa Trời?


· Đa-vít đã mô tả ‘’tôi sẽ đi đâu xa thần Chúa’’, chứng tỏ sự hiện diện của Cha bao phủ khắp tất cả mọi nơi, huống chi ngày Jesus trở lại rất vĩ đại, mà Giê-hô-va không cùng ‘’đồng hành’’ với Con Ngài?


Nếu sau những gì Phao-lô đã trình bày qua các thư tín, về Đức Chúa Trời là Cha và Jesus là hai Đấng, nhưng giáo lý ba ngôi lại dạy ở Tít 2:13 là chỉ nói về một Đấng, thì xin hỏi thật lòng là dễ hiểu hay rối trí?


Xin đừng diễn giải sai trật thư tín Phao-lô để bảo vệ giáo lý ba ngôi, oan cho Phao-lô lắm!






Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

1 Giăng 5:20 Ai là Đức Chúa Trời?

1 Giăng 5:20 Nhưng chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến, Ngài đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chân thật, và chúng ta ở trong Đấng chân thật , là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời chân thật và là sự sống đời đời.
Giáo lý ba ngôi trích câu gốc này để nói Jesus là Đức Chúa Trời. Vì sau khi văn mạch đề cập Jesus, thì vế sau xác định ‘’ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời…’’. Nhưng nếu đọc kĩ và đối chiếu, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời thật sự là ai.


1 Giăng 5:20 Nhưng chúng ta biết CON ĐỨC CHÚA TRỜI (Jesus) đã đến, Ngài (Jesus) ĐÃ BAN TRÍ KHÔN cho chúng ta đặng chúng ta biết ĐẤNG CHÂN THẬT (Giê-hô-va), và chúng ta ở trong ĐẤNG CHÂN THẬT (Giê-hô-va) , là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của NGÀI (Giê-hô-va). Ấy chính NGÀI (Giê-hô-va) là Đức Chúa Trời CHÂN THẬT và là sự sống đời đời.
· Nếu trình bày rõ ràng, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa văn mạch như sau: Jesus đã đến ban trí khôn chúng ta nhận biết Giê-hô-va (Đấng chân thật), để được ở trong Giê-hô-va (Đấng chân thật) thì cũng phải ở trong Con của Giê-hô-va là Jesus. Và cuối cùng, kết thúc văn mạch thì Giăng công bố ấy chính Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật và là sự sống đời đời (mô tả nguồn gốc sự sống mà chúng ta có được, là bởi Giê-hô-va ban cho thông qua Jesus).


Đối chiếu 1 Giăng 5:20 với Giăng 17:3:


Giăng 17:3 Vả, SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI LÀ NHÌN BIẾT CHA, TỨC LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ MỘT VÀ THẬT, cùng Jesus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.
· John 17:3 (King James Bible) And this is LIFE ETERNAL, that they MIGHT KNOW THEE THE ONLY TRUE GOD and Jesus Christ, whom thou hast sent.


1 Giăng 5:20 Nhưng chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến, Ngài đã ban trí-khôn cho chúng ta đặng CHÚNG TA BIẾT ĐẤNG CHÂN THẬT, và chúng ta ở trong Đấng chân-thật, là ở trong Đức Chúa Jêsus-Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN THẬT và là SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI.
· 1 John 5:20 (King James Bible) And we know that the Son of God is come, and hath given us an understanding, THAT WE MAY KNOW HIM THAT IS TRUE, and we are in him that is true, even in his Son Jesus Christ. This is the TRUE GOD, and ETERNAL LIFE.


Jesus: Sự sống đời đời (Life eternal) là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật (Only true God).


Giăng: Đức Chúa Trời chân thật (True God) và là sự sống đời đời (Eternal Life).

Chúa Jesus định nghĩa (Giăng 17:3) ‘’SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI’’ (Life eternal) là nhìn biết Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời có ‘’CÓ MỘT VÀ THẬT’’ (Only true God). Hoàn toàn trùng khớp với sự trình bày ở 1 Giăng 5:20, Giăng đã cho thấy ‘’ĐẤNG CHÂN THẬT’’ (Know Him that is true) và ‘’ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN THẬT’’ (True God) cùng với ‘’SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI’’ (Eternal Life). Tất cả đều chỉ về Giê-hô-va là Đức Chúa Trời duy nhất và chân thật, cũng như gốc rễ của sự sống đời đời.


Nếu Giăng đã trình bày ‘’Con của Ngài’’ (Jesus con của Giê-hô-va), mà vế cuối lại khẳng định Jesus là Đức Chúa Trời, như vậy sẽ có đến hai Đức Chúa Trời, một ‘’Đức Chúa Trời Con’’ và một ‘’Đức Chúa Trời Cha’’, đây chắc chắn là sự sai trật. Tất nhiên, giáo lý ba ngôi sẽ phản biện ‘’vì đó là sự mầu nhiệm không thể giải thích được’’, nhưng kết câu Giăng không có thêm chữ ‘’mầu nhiệm không thể giải thích được’’, xem ra sự suy diễn của giáo lý ba ngôi hoàn toàn phá sản.


Hãy tưởng tượng nếu chúng ta đang sống trong thời của Giăng, ông viết những điều này để truyền lại cho hội thánh hay những anh em cùng đức tin, mà lại có khái niệm xuất hiện hai chủ thể đều là Đức Chúa Trời trong văn mạch, lại không có sự giải thích hay kết luận mầu nhiệm như của giáo lý ba ngôi, thì người đọc tiếp nhận thể nào đây? Và ông cũng không đề cập thân vị ngôi ba ‘’Đức’’ Thánh Linh có là Đức Chúa Trời hay không, vậy lỡ tín hữu sẽ nhầm lẫn mà tin Đức Chúa Trời hai ngôi thì sao?


Công thức của giáo lý ba ngôi khi áp dụng vào câu gốc 1 Giăng 5:20:


Họ giải thích là câu cuối (Final sentence) ‘’Đức Chúa Trời chân thật’’ đứng sau và gần nhất với danh từ được đề cập là ‘’Jesus Christ’’, nên ngay cả toàn văn mạch có đề cập hai chủ thể là Đức Chúa Trời hay Chúa Jesus, thì câu cuối (Final sentence) sẽ gần như nói về ‘’Jesus’’ vì là danh từ đứng gần nhất. Đây là cách giải thích không có cơ sở, và nếu sử dụng ‘’công thức’’ này sẽ tạo ra những sự hiểu lầm.


Công vụ 7:18-19 Cho đến khi trong xứ đó có một vua khác dấy lên chẳng nhìn biết GIÔ-SÉP. 19 VUA NẦY DÙNG MƯU HẠI dòng giống và HÀ HIẾP TỔ PHỤ chúng ta, ép phải bỏ con mới sanh, hầu cho sống chẳng được.
· Nếu theo cách ba ngôi, thì chữ ‘’Giô-sép’’ là danh từ gần nhất với ‘’VUA NẦY’’, vậy hóa ra vế sau mô tả Giô-sép là vua gian ác, dùng mưu hại và hà hiếp tổ phụ?


Công vụ 4:10-11 thì hết thảy các ông, và cả dân Y-sơ-ra-ên đều khá biết, ấy là nhân danh Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, Đấng mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, và Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, ấy là nhờ Ngài mà NGƯỜI NẦY (This man) được lành mạnh hiện đứng trước mặt các ông. 11 JESUS NẦY (This is the Stone) LÀ HÒN ĐÁ bị các ông xây nhà bỏ ra, rồi trở nên HÒN ĐÁ GÓC NHÀ.
· Một số bản dịch ở câu 11 có chữ ‘’Jesus’’, một số bản không có.
· Chữ ‘’NGƯỜI NẦY’’ (This man) là chủ thể đứng gần nhất với ‘’This is the Stone’’ (nếu sử dụng bản dịch không có chữ Jesus), vậy áp dụng ‘’công thức’’ ba ngôi, thì có lẽ người đàn ông được chữa lành sẽ là hòn đá góc nhà?


Khải huyền 11:15 ‘’…Từ nay nước của thế gian thuộc về CHÚA chúng ta và Đấng Christ CỦA NGÀI, NGÀI sẽ trị vì đời đời.’’.
· Cách hành văn này khá giống 1 Giăng 5:20, đọc lướt nhanh có thể hiểu nhầm chữ Ngài đang nói về Jesus, nhưng xem kĩ sẽ thấy ‘’CHÚA (Giê-hô-va) chúng ta và Đấng Christ CỦA NGÀI (Giê-hô-va), NGÀI (Giê-hô-va) sẽ trị vì đời đời’’.


2 Giăng 1:7 Trong thế-gian đã rải nhiều kẻ dỗ-dành, là kẻ chẳng xưng Đức Chúa JESUS CHRIST lấy xác-thịt mà đến: ẤY ĐÓ thật là kẻ dỗ-dành và kẻ địch lại Đấng Christ
· 2 John 1:7 (King James Bible) For many deceivers are entered into the world, who confess not that JESUS CHRIST is come in the flesh. THIS IS a deceiver and an antichrist.
· Giáo lý ba ngôi nói 1 Giăng 5:20 Jesus là Đức Chúa Trời, vì sau chữ Jesus thì vế sau đã nói ‘’ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời’’. Nhưng ở 2 Giăng 1:7 cũng có chữ Jesus, và vừa sau chữ Jesus thì nói ‘’ấy đó thật là kẻ dỗ dành’’. Như vậy, hóa ra Jesus là ‘’kẻ dỗ dành’’ nếu dùng theo ‘’công thức’’ của giáo lý ba ngôi?


1 Giăng 2:22 Ai là kẻ nói dối, há chẳng phải kẻ chối ĐỨC CHÚA JESUS là Đấng Christ sao? ẤY ĐÓ là Kẻ địch lại Đấng Christ, tức là kẻ chối Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con!
· 1 John 2:22 (King James Bible) Who is a liar but he that denieth that JESUS IS THE CHRIST? HE IS antichrist, that denieth the Father and the Son.
· Nếu cũng dùng ‘’công thức’’ của ba ngôi, không đọc hết văn mạch nhưng chỉ tính ở chữ Jesus trở về sau, thì vế sau như nói Jesus ‘’ấy đó là kẻ địch lại Đấng Christ’’.


Mở đầu ‘’Thơ Thứ Nhứt Của Giăng’’ đã trình bày điều gì?
1 Giăng 1:1-2 (Lời chứng của Giăng) Điều có từ TRƯỚC HẾT, là điều chúng tôi ĐÃ NGHE, điều mắt chúng tôi ĐÃ THẤY, điều chúng tôi ĐÃ NGẮM và tay chúng tôi ĐÃ RỜ, về Lời sự sống; 2 vì SỰ SỐNG đã bày tỏ ra, chúng tôi CÓ THẤY, và đang LÀM CHỨNG cho, chúng tôi RAO TRUYỀN cho anh em SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI (Eternal life) VỐN Ở CÙNG ĐỨC CHÚA CHA (Giê-hô-va) và đã BÀY TỎ ra cho chúng tôi rồi.


Mở đầu ‘’Thơ Thứ Hai Của Giăng’’ đã khẳng định ai là Đức Chúa Trời?
2 Giăng 1:3 (Lời đạt và chào thăm) nguyền xin ân điển, sự thương xót, sự bình an, BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA, và bởi Đức Chúa Jesus Christ là CON CỦA CHA, được ở cùng chúng ta, trong lẽ thật và sự yêu thương!
‘’Thơ Thứ Nhất Của Giăng’’ để thắng thế gian thì phải tin Jesus là ai?


1 Giăng 5:5 Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải KẺ TIN ĐỨC CHÚA JESUS LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI HAY SAO?


Toàn bộ sách của Giăng, văn mạch đều công nhận Jesus là Con Đức Chúa Trời, không thể nào ông mô tả Con Đức Chúa Trời thật nhiều nhưng cuối cùng kết thúc lại nói Ngài là Đức Chúa Trời, cũng như chẳng có lời giải thích hay trình bày ‘’đó là mầu nhiệm’’ hay là ‘’lẽ đạo phải tin dù không hiểu’’.


1 Giăng 5:20-21 Nhưng chúng ta biết Con Đức Chúa Trời (Yeshua) đã đến, Ngài (Yeshua) đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chân thật (YAHWEH), và chúng ta ở trong Đấng chân thật (YAHWEH) , là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con (Yeshua) của Ngài (YAHWEH). Ấy chính Ngài (YAHWEH) là ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN THẬT và là sự sống đời đời.


Giăng 1:34 TA ĐÃ THẤY NÊN TA LÀM CHỨNG RẰNG: Ấy chính Ngài là CON ĐỨC CHÚA TRỜI.










Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Elohim Hiểu Thế Nào Mới Đúng?

Elohim Hiểu Thế Nào Mới Đúng?
Theo từ điển Do Thái đã định nghĩa về Elohim: các thiên thần (angels), vượt trội (exceeding), Thần Linh (God), các thần linh (gods), rất vĩ đại (very great – ý nói nhấn mạnh), các quan xét hay thẩm phán (judges), hùng mạnh (mighty). (Dùng chữ ‘’Thần Linh’’ cho ‘’God’’ vì đó là nghĩa phổ thông, còn chữ ‘’Đức Chúa Trời’’ là do Phan Khôi dịch)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trích từ: Jeff Benner, giáo sư hơn 20 năm dạy Kinh Thánh tiếng Do Thái và giải nghĩa Kinh Thánh.
Từ Do Thái אלהים (elohim) là một từ số nhiều. Chúng ta biết điều này vì hậu tố (suffix) “im”, đó là hậu tố số nhiều giống đực (masculine plural suffix).

Tuy nhiên, ngôn ngữ Do Thái không như tiếng Anh, và tiếng Hê-bơ-rơ ở số nhiều (plural) không phải lúc nào cũng có cách thức giống như trong tiếng Anh.

Ví dụ, từ Do Thái עץ (ets) có nghĩa là "cây" và là danh từ số ít (singular noun). Dạng số nhiều (plural form) của từ này là עצים (etsim), nhưng không còn nghĩa là “cây”, nó lại có nghĩa là “gỗ”. Vậy tiếng Do Thái từ “gỗ” là danh từ số ít (singular), lại được viết thành danh từ số nhiều (plural noun).

Một ví dụ khác là דם (dam), nghĩa là "máu", một khái niệm số ít (singular concept). Dạng số nhiều là דמים (damim) và không còn nghĩa là “máu”, nhưng lại là “ sự đổ máu” (bloodshed) ở khái niệm số ít (singular concept).

Để xác định tiếng Hê-bơ-rơ đang được sử dụng bằng danh từ số nhiều hay số ít, bạn cần xem xét ngữ cảnh (văn bản và ngữ pháp).

Ví dụ 1:
Tất cả THẦN (elohim) của Ai Cập.
· Vì chữ “tất cả” (כל / kol), nên ngữ cảnh này cho chúng ta biết từ elohim phải ở số nhiều.

Ví dụ 2:
Sáng thế ký 1:1 Ban đầu, elohim dựng nên trời đất.

· Vậy sẽ dịch ''Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất'', hay dịch là ''các đức chúa trời hay các thần linh dựng nên trời đất''?

· Vì cả phân đoạn Sáng Thế Ký 1 đều dùng số ít (Singular) là ''HE'' (Ngài) để chỉ về ‘’elohim’’. Nên chúng ta rõ ngay chữ elohim phải là danh từ số ít trong trường hợp này.

Kết luận: Phải kiểm tra bối cảnh ngữ pháp và văn bản để xác định một từ số nhiều tiếng Hê-bơ-rơ nào đó, đang được sử dụng như một danh từ số ít hay số nhiều.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong tiếng anh có các danh từ đếm được hoặc không đếm được như: Chicken, Stone...
Ví dụ 1:
Chicken (Con gà) có ở 2 vế sau:
· Nếu xem nó là chủ thể (Single Item) thì nó là danh từ đếm được, vì ta đếm được 1 con gà, 2 con gà...
· Nếu xem nó là một loại thịt (Subtances) thì nó là danh từ không đếm được.

Ví dụ 2:
Stone (đá) có ở 2 vế chỉ về vật liệu (Material) hoặc vật cụ thể (Object):
· Cây cột được làm bằng đá (Material) thì không đếm được vì là vật liệu.
· Tôi có một viên đá (Object) trong giày thì lại đếm được vì nó là vật cụ thể.
Cho nên các danh từ đếm được hoặc không đếm được cũng phải tùy vào văn mạch cụ thể.

Giáo hội đã áp dụng chữ ''Elohim'' theo tư tưởng và lối suy nghĩ của họ (bất chấp văn mạch) để diễn giải Đức Chúa Trời là ba ngôi hay nhiều Đấng, tự ý thêm vế sau ''nhưng là ba trong một mầu nhiệm''.

Rất mong bài viết trích từ giáo sư dạy ngôn ngữ Do Thái, và đối chiếu với cách sử dụng danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng anh, sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ về chữ ''Elohim''.

Hoàn toàn không được áp đặt Elohim là ba ngôi, hay tam vị nhất thể. Không có ngôn ngữ nào lại biểu lộ kiểu như vậy, khi mà ở đây thuộc văn phong Do Thái và họ hiểu ngôn ngữ của họ nhất. Và chẳng 
người Do Thái nào đi diễn giải Elohim như cách mà giáo lý thần học ba ngôi dạy dỗ ở Sáng 1:26.
 




Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Sáng-Thế Ký 18:2 Thấy Ba Đấng Nên Là Ba Ngôi?

Sáng-Thế Ký 18:2 Thấy Ba Đấng Nên Là Ba Ngôi?
Sáng-thế Ký 18:2 Áp-ra-ham nhướng mắt lên, THẤY BA NGƯỜI đứng trước mặt. Vừa khi thấy, bèn bắt từ của trại chạy đến trước mặt ba người đó, sấp mình xuống đất, 3 thưa rằng: Lạy CHÚA (Lord), nếu tôi được ơn trước mặt CHÚA (Lord), xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ CHÚA (Lord), đừng bỏ đi luôn.


Câu gốc Sáng-thế Ký 18:2 được giáo lý ba ngôi sử dụng để mô tả ba Đấng là Đức Chúa Trời hiệp một, nhưng sự thật là thế nào?


Đối chiếu Sáng-thế Ký 19:1 ‘’…HAI THIÊN SỨ đến Sô-đôm’’.
· Sẽ thấy hai Đấng kia là thiên sứ chứ không phải Đức Chúa Trời.


Đối chiếu Sáng-thế Ký 19:2 Lót cũng thưa ‘’…nầy, lạy HAI CHÚA…’’.
· Chữ ‘’Chúa’’ (Lord) là từ rất chung chung diễn tả sự tôn trọng cho bậc thần linh hay người có quyền, vậy Sáng-thế Ký 18:3 Áp-ra-ham nói ‘’lạy Chúa’’, thì có gì phải diễn ý nói đó là Đức Chúa Trời?
· Nếu vẫn ép hai Đấng mà Lót nói đó là Đức Chúa Trời, vậy Lót đang lạy ''Hai Chúa'' có nghĩa là lạy ''HAI ĐỨC CHÚA TRỜI''?
· Đối chiếu 1 Phi-e-rơ 3:6 ‘’…như Sa-ra vâng phục Áp-ra-ham, GỌI NGƯỜI LÀ CHÚA (Lord) MÌNH;…’’. Như vậy, vì Áp-ra-ham được gọi là ‘’Chúa’’ (Lord), nên Áp-ra-ham là Đức Chúa Trời?


Đối chiếu Sáng-thế Ký 18:22 ‘’Vậy, các đấng bèn từ đó đi qua hướng Sô-đôm; nhưng Áp-ra-ham hãy còn đứng chầu TRƯỚC MẶT ĐỨC GIÊ-HÔ-VA.
· Giê-hô-va ở lại với Áp-ra-ham, vậy đối chiếu lại Sáng-thế Ký 19:1 thì hóa ra Linh và Con là hai thiên sứ?


Nếu Đức Chúa Trời thật sự bày tỏ ba Đấng hay ba ngôi, thì tại sao đến cả tổ phụ đức tin như Áp-ra-ham, cũng chưa bao giờ dạy con cháu phải thờ ba thân vị trong một Đức Chúa Trời hay ba ngôi hiệp một?


Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...