Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

CHÚA JESUS NÓI ''ĐẤNG TRƯỚC HẾT VÀ LÀ ĐẤNG SAU CÙNG'' NÊN NGÀI LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI?

Chúa Jesus Nói ‘’Đấng Trước Hết Và Là Đấng Sau Cùng’’ Nên Ngài là Đức Chúa Trời?
Khải huyền 1:17-18 Vừa thấy người, tôi ngã xuống chân người như chết; nhưng người đặt tay hữu lên trên tôi, mà rằng: Đừng sợ chi, TA LÀ ĐẤNG TRƯỚC HẾT VÀ LÀ ĐẤNG SAU CÙNG. 18 là Đấng sống, TA ĐÃ CHẾT, KÌA NAY TA SỐNG đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ.


Khải huyền 2:8 Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Si-miệc-nơ rằng: Nầy là lời phán của ĐẤNG TRƯỚC HẾT VÀ ĐẤNG SAU CÙNG, ĐẤNG CHẾT RỒI MÀ ĐÃ SỐNG LẠI.


Khi nói ‘’Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng’’ ở Khải huyền 1:17-18, thì Chúa Jesus đã xác định vế sau ‘’Ta đã chết, kìa nay ta sống’’. Cũng như Khải Huyền 2:8, vế sau là ‘’Đấng chết rồi, mà đã sống lại’’. Trong khi Đức Chúa Trời thì không thể chết, cũng như ‘’Ta là Đấng trước hết và (là) Đấng sau cùng’’ có ý nghĩa khá rộng, và có nhiều khía cạnh thuộc linh, nhưng rõ ràng không chứng minh điều gì để nói Jesus là Đức Chúa Trời.


Nếu muốn chứng minh vì Jesus nói ‘’Đấng trước hết và (là) Đấng sau cùng’’ nên Jesus là Đức Chúa Trời, vậy thân vị ngôi ba ‘’Đức Thánh’’ Linh (Spirit) trong suốt Khải Huyền có nói câu đó không? Nếu ‘’thân vị ngôi ba’’ không nói, vậy ‘’Đức’’ Thánh Linh theo giáo hội ba ngôi không phải là Đức Chúa Trời.


Khải huyền 1:13-16 vừa xây lại thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa những chân đèn CÓ AI GIỐNG NHƯ CON NGƯỜI, MẶC ÁO DÀI, THẮT ĐAI VÀNG NGANG TRÊN NGỰC. 14 ĐẦU VÀ TÓC NGƯỜI trắng như lông chiên trắng, như tuyết; MẮT NHƯ NGỌN LỬA; 15 CHÂN như đồng sáng đã luyện trong lò lửa, và tiếng như tiếng nước lớn. 16 TAY HỮU người cầm bảy ngôi sao; MIỆNG thò ra thanh gươm nhọn hai lưỡi và MẶT NHƯ MẶT TRỜI khi soi sáng hết sức.
· Trước Khải huyền 1:17 thì Giăng đã thấy hình ảnh về Jesus hay Đức Chúa Trời?
· Nếu Đức Chúa Trời mà ‘’giống như con người’’, thì có lẽ giáo hội đức chúa trời mẹ mô tả người nữ, được làm theo hình đức chúa trời mẹ chắc cũng không quá đáng…
· Đức Chúa Trời đã nói ở Xuất 33:20 ‘’Ngài lại phán rằng: Ngươi sẽ CHẲNG THẤY ĐƯỢC MẶT TA, VÌ KHÔNG AI THẤY MẶT TA MÀ CÒN SỐNG’’. Nhưng bây giờ lại hiện ra trực tiếp mà Giăng không chết?


Đối chiếu vài câu gốc ở Khải huyền 2 để rõ Khải huyền 2:8 không mô tả Jesus là Đức Chúa Trời:


Khải huyền 2:1 Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của ĐẤNG (Jesus) CẦM BẢY NGÔI SAO trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng.
· Phần đầu cho thấy Đấng cầm bảy ngôi sao là Jesus, không có khái niệm Đức Chúa Trời cầm bảy ngôi sao.
· Đối chiếu Khải huyền 3:1-2 ‘’…Nầy là lời phán của Đấng (Jesus) có bảy vì thần của Đức Chúa Trời (Giê-hô-va) và BẢY NGÔI SAO: Ta (Jesus) biết công việc ngươi…2 ‘’…Ta (Jesus) không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt ĐỨC CHÚA TRỜI TA (The God of Me). (Chúa Jesus nói ‘’Đức Chúa Trời Ta’’, chứng tỏ Ngài không phải là Đức Chúa Trời.)


Khải huyền 2:7 Ai có tai, hãy nghe lời ‘’Đức Thánh’’ LINH phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, TA (Jesus) sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
· Giáo hội đã tự thêm chữ ‘’Đức Thánh’’, trong khi nguyên ngữ Hy-lạp chỉ là Linh (Spirit) phán (bày tỏ) trong khải thị của Giăng.
· Chúa Jesus nói cây sự sống trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời, chứng minh Ngài đang nói về Đức Chúa Trời, là một chủ thể khác chứ không phải Ngài.


Khải huyền 2:27 kẻ đó sẽ cai trị bằng một cây gậy sắt, và sẽ phá tan các nước như đồ gốm, khác nào CHÍNH TA (Jesus) ĐÃ NHẬN QUYỀN CAI TRỊ ĐÓ NƠI CHA TA (Giê-hô-va).
· Chúa Jesus xác nhận ai chiến thắng sẽ được cai trị và phá tan các nước, như Ngài đã nhận quyền đó từ nơi Cha Ngài là Giê-hô-va.
· Không thể nào ‘’Đức Chúa Trời’’ lại nhận quyền cai trị từ một Đức Chúa Trời khác.
· Nếu cả phân đoạn Khải huyền 2 đã tách biệt Đức Chúa Trời là chủ thể khác so với Jesus, thì chắc chắn câu nói ‘’Đấng trước hết và Đấng sau cùng’’ không có ý nói Jesus là Đức Chúa Trời.


Tiếp theo, Đức Chúa Trời nói ‘’…Ta là An-pha và Ô-mê-ga, NGHĨA LÀ đầu tiên và cuối cùng…’’ (Khải huyền 1:8; 21:6 và 22:13), cho thấy chữ ĐẦU TIÊN (The first) và CUỐI CÙNG (The last) dính với ý nghĩa An-pha và Ô-mê-ga, là chữ cái đầu và cuối trong bản chữ cái Hy-lạp. Còn ‘’TRƯỚC HẾT’’ (The first) và ‘’SAU CÙNG’’ (The last) của Chúa Jesus là dính với ý nghĩa ‘’Ta đã chết, kìa nay ta sống’’ và ‘’Đấng chết rồi mà đã sống lại’’. Hai ý nghĩa diễn đạt hoàn toàn khác nhau, tuy cùng một cách nói có phần giống nhau.


Nếu giáo lý ba ngôi lấy An-pha và Ô-mê-ga (vốn dính với ý nghĩa ‘’the first’’ và ‘’the last’’), để so sánh với ‘’trước hết’’ (The first) và ‘’sau cùng’’ (The last) của Chúa Jesus thì vẫn không đúng. Vì cấu tạo chữ Hy-lạp của An-pha và Ô-mê-ga khác với ‘’trước hết’’ và ‘’sau cùng’’ của Chúa Jesus.

· Khải huyền 1:8 ‘’…Εγώ είμαι το Άλφα και το Ωμέγα…’’ (Đức Chúa Trời nói)
· Khải huyền 1:17 ‘’…Είμαι η πρώτος και η έσχατος…’’ (Chúa Jesus nói)
· Khải huyền 2:8 ‘’…ὁ πρῶτος καὶ ὁ ἔσχατος, (Chúa Jesus nói)
Nếu giáo hội ba ngôi vẫn áp đặt ‘’trước hết và (là) sau cùng’’ của Chúa Jesus, giống với các lần Đức Chúa Trời nói nên Jesus là Đức Chúa Trời (Ê-sai 41:4; 44:6; 48:12, Khải huyền 1:11; 22:13, 21:6), thì hãy nhớ những lần Giê-hô-va Đức Chúa Trời nói thì không kèm vế sau ‘’Ta đã chết, kìa nay ta sống’’ hoặc ‘’Đấng chết rồi mà đã sống lại’’.


Giăng 10:18 Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng ta tự phó cho; ta có quyền PHÓ SỰ SỐNG, và CÓ QUYỀN LẤY LẠI; ta ĐÃ LÃNH MẠNG LỊNH NẦY NƠI CHA TA.
· Chúa Jesus TRƯỚC HẾT ‘’PHÓ SỰ SỐNG’’, và SAU CÙNG ‘’CÓ QUYỀN LẤY LẠI’’. Đây cũng là một ý nghĩa có thể tham khảo khi đối chiếu câu nói ‘’trước hết và sau cùng’’ của Chúa Jesus. Ngài khẳng định đã nhận mạng lịnh đó từ nơi Giê-hô-va là Cha Ngài.


Kết luận:


Chúa Jesus nói ‘’trước hết và sau cùng’’ cho thấy Ngài như là TRƯỚC HẾT ‘’của cội nguồn nào đó (Khải huyền 1:5; 3:14, Cô-lô-se 1:15; 1:18…), trước hết được sai phái xuống, trước hết được lựa chọn (Lu-ca 4:18, Công vụ 4:26…), trước hết chịu chết…’’ và SAU CÙNG ‘’ không ai được như Ngài, không ai khác giống Ngài, các chương trình và kế hoạch của Đức Chúa Trời, do chính Ngài là người sau cùng hoàn thành tất cả…’’ (1 Cô-rinh-tô 15:24-28). Hoặc hiểu ý nghĩa đơn giản hơn, thì Ngài là Đấng trước hết chịu chết thay cho nhân loại (‘’ĐẤNG CHẾT RỒI’’), và sau cùng Ngài đã sống lại đời đời (‘’MÀ ĐÃ SỐNG LẠI’’), để những ai tin Ngài cũng được sống lại nơi ngày sau rốt.


Kinh thánh cho thấy chỉ có một Đức Chúa Trời, nhưng vì câu nói của chủ thể khác có phần giống cách nói của Đức Chúa Trời, nên ép chủ thể đó là Đức Chúa Trời, thì theo giáo lý ba ngôi có mấy Đức Chúa Trời?


Ma-thi-ơ 1:1 Gia phổ ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST, CON CHÁU ĐA-VÍT và CON CHÁU ÁP-RA-HAM.


Khải huyền 22:16 TA LÀ JESUS, đã sai thiên sứ ta đến làm chứng về những sự đó cho các ngươi trước mặt các Hội thánh. TA LÀ CHỒI VÀ HẬU TỰ CỦA ĐA-VÍT, là sao mai sáng chói.


(Còn rất nhiều ý nghĩa thuộc linh khác nhau trong câu nói ‘’trước hết và (là) sau cùng’’ của Chúa Jesus, nhưng chắc chắn không một ý nghĩa nào ép Jesus thành Đức Chúa Trời, như giáo lý ba ngôi diễn ý và xuyên tạc.)


Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...