Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

TIN CHÚA THÌ CÓ CHƠI TẾT KHÔNG?

Từ khi đã nhận biết lẽ thật thì không còn chút nào quan tâm tới Tết, Tết là dịp để bị chém giá trên trời cắt cổ nhưng người ta phải mua, nghe vài video lồng nhạc cảm động truyền cảm hứng, theo kiểu người con xa quê nay đến tết lại về, về thì cũng chỉ cúng và thờ lạy các tượng.

Các giáo hội mang danh Chúa luôn giảng không pha trộn với thế gian, không tiếp tay cho các tục lệ ngoại giáo. Nói rất hay, nhưng vừa hết giáng sinh sai ngày, thì lặp tức hùa nhau chơi rất lớn những ngày này. Bắt đầu chúc tết đầu năm lẫn nhau, lì xì cho những đứa trẻ...và bắt đầu dùng từ ''LỢI DỤNG'' những ngày này để xum họp gia đình rồi nói là làm chứng Chúa...Hết mùa này tới mùa khác mùa nào cũng kêu là ''lợi dụng'' những ngày này để làm chứng Chúa, Chúa nào cần làm kiểu vậy?

Ý nghĩa Tết với người Việt:
''Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa TÂM LINH, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người TRỞ NÊN GẦN VỚI THẦN LINH.
Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ LÒNG THÀNH KÍNH đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.''

Tục lệ lì xì:
''Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ thời xa xưa, xuất xứ từ Trung Quốc.
Tương truyền, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn.
Một lần, 8 vị tiên đi ngang thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng cũng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái.
Không ngờ phép lạ ấy lại thật sự hữu dụng. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến nó sợ phải bỏ chạy.''

Cuối cùng, vẫn chỉ để nghĩ tới đồng tiền, muốn được cả năm ăn nên làm ra...
Lu-ca 16:13 Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà KHINH DỂ chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa. (Tiếng Anh rất rõ: ''You cannot serve both God and money''.)

Nên ai quan tâm hay đặt câu hỏi là tôi có tham gia Tết hay không thì đây là câu trả lời, nó rất rõ ràng không có ý nào đọc khác hay hiểu khác được. Chứ mà thử hỏi các vị ''cao nhân'' trong giáo hội thì đảm bảo ''ậm ờ'' rồi lại biện hộ giải thích triết lí thánh thiêng các kiểu.

Thà tuy có dị biệt, khác người, làm ngược số đông, mà nếu có một lúc nào ai đó muốn tìm hiểu sự thật thì họ có khi nhớ tới tìm mình, còn hoà lòng vào đám đông, mình giống họ họ giống mình, thế làm chứng kiểu gì ai mà nghe?
Ai mời tôi ăn đồ cúng, tôi nói rõ: Không bạn ơi!
Hỏi ăn Tết không?: Không luôn bạn ơi!
Có nhận tiền lì xì hay lì xì mấy đứa nhỏ: Không nha bạn ơi!
...
Nên tôi từng chứng kiến nhiều người mặt cụt hứng lắm khi hỏi tôi mấy điều trên, nhưng trả lời rõ dứt khoát vậy thì mới đáng mặt vào nước trời chứ!
Ai nói tôi làm lố hay khó chịu thì tự xem lại mỗi lúc các bạn đi làm giấy tờ.

Các bạn đi làm CCCD người ta hỏi tôn giáo: thì bạn ghi "có hoặc không", hoặc gì thì ghi đúng chứ có chơi giao thoa tôn giáo không?
Người ta hỏi bao nhiêu tuổi: Có ai ghi tôi tuổi con chó không?
Người ta hỏi nam hay nữ: Các bạn có trả lời ''lúc này lúc kia'' không?
Người ta hỏi ở đâu: có trả lời là ''không cố định'' hay ''lúc ở đây lúc ở kia'' không?
Người ta hỏi tình trạng hôn nhân: Có trả lời là ''xém kết hôn'' hay ''sắp cưới rồi'' không?

Vậy thì tự xem nếu đã tin Chúa, còn rõ ràng dứt khoát hơn giấy trắng mực đen như vậy, và còn là về tâm linh và niềm tin, và một ngày kia bạn sẽ KHAI TRƯỚC MẶT GIÊ-SU VÀ CHA TRÊN TRỜI. Bạn có nói chuyện kiểu ''ậm ờ tại vì hay do lợi dụng ngày đó để mà...''?

Trong vài tháng qua tôi đã phải ký trên dưới 40-50 tờ giấy về thông tin cá nhân rất quan trọng, và mọi thông tin đều phải thống nhất rất rõ ràng, chỉ sai 1 con số, 1 con chữ thì coi như làm lại, hoặc kéo theo các giấy tờ khác phải sửa lại, và phải trả giá bằng thời gian và tiền bạc lẫn công sức. Nhưng nay có quá nhiều người, rất xem nhẹ chuyện ''ký kết'' với Cha trên trời, sẵn sàng ai hay thế gian đưa gì thì ''ký thoả hiệp'' tưng bừng, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết vui sướng.

1 Giăng 5:19 Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ.



THỜ PHƯỢNG VÀ SỰ QUAN TRỌNG KHI LIÊN QUAN ĐẾN ÂM NHẠC - BÀI CŨ BÀI MỚI V..V...

Thờ phượng chẳng phải là âm nhạc, thờ phượng được ví dụ cơ bản nhất là dù có đuôi, mù, què, điếc...mà tâm trí lẫn tấm lòng vẫn nhận biết Đấng tạo hoá là ai và tin làm theo Đấng đó là thờ phượng. Nó không phải là âm nhạc, vì âm nhạc thì đa dạng thể loại, mỗi thể loại còn mỗi ban nhạc hay cá nhân người nghệ sĩ trình bày sáng tạo khác nhau. Người thì thích Pop, Rock, Ballad, trữ tình, Bolero, người khác thì thích cải lương, Metal, Rap, Jazz...Để áp dụng người này hay người kia theo phong cách mà mình thích là khái niệm vô dụng vô lý và vô nghĩa, vì không bao giờ thống nhất được, đó là chưa kể bài hay bài dở, bài nuốt trôi được, bài buồn, bài vui, bài thiếu nhi...

Liệu có thể bắt những bạn trẻ đi hát cải lương? hay bắt cô chú già hát rap hay rock? Về mặt nghe là đã còn chưa muốn, huống chi để người có khả năng chơi nhạc đánh ra thể loại đó thì còn khó thể nào? Tôi đố các bạn đang đánh Guitar rất giỏi của Modern và Classic mà nhảy vào đánh Guitar cải lương được, và ngược lại những ai chỉ đánh Guitar cải lương cũng chẳng đánh được Guitar cổ điển hay hiện đại. Và lại đố các bạn đánh Piano đệm hát phèn phèn hai ba năm có thể đánh đệm hát đủ loại bằng kiểu Jazz.

Đó là chưa kể âm nhạc bắt chúng ta phải học nó, tập luyện nó, và cách học nhạc khi đã ở mức trung bình thì bắt đầu là thực chiến qua các tác phẩm khác nhau, kỹ thuật khác nhau, thể loại khác nhau, để trau dồi trở thành một người am hiểu thật sự về âm nhạc, độ phức tạp vô cùng khủng khiếp, có khi một người cả đời họ chỉ sống mãi với một thể loại âm nhạc mà thôi.

Vậy bàn sơ về âm nhạc thì liên quan gì thờ phượng? Nếu nói theo cách Kinh Thánh và khái niệm thờ phượng là gì ở trên có thể thấy, chỉ cần tự một mình, tự đọc Kinh Thánh, tự vỗ tay, tự hát dù hay dù dở để ca tụng Cha...là đã là sự thờ phượng rồi. Nhưng quan trọng chúng ta đang đưa âm nhạc vào sự thờ phượng, chúng ta đang dùng công cụ âm nhạc để truyền tải cho nhau, hoà vang ca cùng nhau...vậy ''công cụ'' đó phải được phổ biến một cách dễ nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất, chứ không thể nào mang tính cá nhân độc tôn hay phong cách cho riêng một ai. Quan trọng nhất chính là lời bài hát đúng với tinh thần lẽ thật, còn về nguồn gốc, xuất xứ, đối tượng sáng tác, hoàn cảnh bài hát đó...lại chính là chi tiết khi bàn luận về sau một cách chi tiết và phải là người có chuyên môn thật sự.

Vấn đề 1: Vì nếu dựa vào nguồn gốc bài nhạc thì ví dụ cũng trong niềm tin lẽ thật, nhưng anh này không thích nhạc anh kia, cũng không thèm giới thiệu, cũng không thích hát vì cá nhân không thích nhau. Vậy dù bài hát có đúng lẽ thật hay không cũng đã không ổn để hát, hoặc hát không thoả lòng, vì cá nhân đang có vấn đề với nhau.

Vấn đề 2: Chưa kể bài hát đúng lẽ thật nhưng người sáng tác đó đã không còn theo lẽ thật như lúc ban đầu sáng tác, vậy liệu có nên hát hay không?

Vấn đề 3: Và những bài hát cũ của những người chưa tin lẽ thật, chúng ta dám xác định rằng 100% là họ sáng tác vì muốn thờ quỉ Sa-tan hay không?

Vấn đề 4: Để người nước ngoài tin lẽ thật (Trường hợp này hiếm), vậy họ hát bài nào đây? Không có bài tiếng Anh nào họ làm sao hát?

Vấn đề 5: Nếu đã từng sáng tác nhạc lúc chưa tin lẽ thật, và giờ tin lẽ thật và bài đã từng sáng tác đó vẫn đúng lẽ thật, vậy có hát được không?

Vấn đề 6: Nếu như tôi là người hay sáng tác, và có cả nhạc Rap, đọc Rap, và những bài đó đều đúng lẽ thật vậy có ai hát được hay không?

Vấn đề 7: Sự thờ phượng chỉ dành cho duy một mình Yahweh Thiên Chúa, vậy bây giờ còn những bài dù đúng lẽ thật, kết hợp âm nhạc nhưng lại hát về Chúa Giê-su, vậy nếu nói của lễ là dành lên Cha (bằng việc kết hợp âm nhac), vậy mà lại kết hợp âm nhạc hát dành cho Chúa Giê-su thì liệu có ổn chăng?

Vấn đề 8: Để không nghe nhạc đời là đã khó, nhưng để giới hạn luôn không nghe những bài dù đúng lẽ thật (chỉ là xuất thân không phải người tin lẽ thật sáng tác) thì liệu có quá bó hẹp, đó là chưa kể những ai học đàn lại cần rất nhiều bài để đánh, trải nghiệm, nâng cao kỹ thuật v..v...?

Vấn đề 9: Liệu sự thờ phượng chúng ta hiện nay, đã chuẩn y chang cách thờ phượng trên nước trời chăng? Khi chúng ta dám xác định rằng chuẩn 100% như nước Trời thì lúc đó sẽ thống nhất được toàn bộ. Còn nếu đã chưa thì mọi cách đang làm ở đây đều chỉ phân tích ở mức độ tương đối mà thôi.

Vấn đề 10: Để ra một bài nhạc gọi là tinh tuyền, nhưng hãy xem lại ai là người phối nhạc? Đa phần người phối nhạc cho anh em lẽ thật lại thuộc chính ba ngôi, người ngoại. Cho tới giờ duy một số bài do chính tôi làm là do chính một người anh em tin lẽ thật làm mà thôi. Nhưng như vậy cũng chẳng nói lên được đâu là bài tinh tuyền hay đâu là ca từ, giai điệu, hoà âm...mà chuẩn nhất được cả.

Vấn đề 11: Rồi những bài đúng theo từng chữ của Kinh Thánh, nhưng không phải anh em lẽ thật sáng tác mà là thuộc ai đó (cũng chả biết tác giả) vậy liệu hát có ổn hay không ổn?

Vấn đề 12: Để phân biệt bài của lẽ thật, và bài của những người không biết lẽ thật sáng tác, lại đòi hỏi đối tượng nghe, hát, và sử dụng phải có lượng kiến thức và thông tin khổng lồ để mỗi lần tìm kiếm là biết bài này từ đâu, lời ra làm sao, ông nào sáng tác...vậy điều này đòi hỏi phải lập một nhóm để phân định rõ, kiểm duyệt, và truy tìm nguồn gốc.

Vấn đề 13: Chúa Giê-su cũng thờ phượng Cha, và đi Sa-bát suốt thời niên thiếu, và có lẽ Chúa Giê-su cũng phải hát những bài thuộc giáo hội Do Thái thời bấy giờ, vậy Chúa Giê-su đang giả bộ, dung túng hay như thế nào khi hoà lòng chung sự thờ phượng, những bài thuộc giáo hội Do Thái (có phần giả hình và cực đoan) lúc bấy giờ?

Vấn đề 14: Có những điều chúng ta bắt chước Chúa Giê-su, bắt chước Anh Cả là hoàn toàn đúng, nhưng Chúa Giê-su không lập ban nhạc, vậy ai lập ban nhạc thờ phượng Cha là sai? Chúa Giê-su không rõ là có sáng tác và hoà âm phối khí hay không, vậy chúng ta làm mà Giê-su không làm điều đó thì chúng ta sai? Có lẽ Chúa Giê-su cũng chưa bao giờ hát hay sáng tác bài nào đó về chính Ngài (dù mang tính ca ngợi), còn bây giờ chúng ta sáng tác về Giê-su thì lại là sai? Chúa Giê-su phải thực hiện công việc Cha, Ngài không cưới vợ, còn giờ chúng ta cưới vợ là không làm y chang y đúc như Giê-su làm nên là sai?

Vấn đề 15: Của lễ dâng Cha là của lễ dâng Cha, về mặt logic, lý thuyết, bất kì ông hội trưởng, giáo phái nào cũng đều có một bài dài nói rõ đó là của lễ tinh tuyền, 100% thánh sạch. Cái đó chẳng ai bàn cãi, quan trọng chúng ta đang mang công cụ gọi là âm nhạc để hỗ trợ việc dâng của lễ, hai cái đó tách biệt hoàn toàn. Vì của lễ có âm nhạc hay không có nó chả sao, nó đã tinh tuyền thì nó tinh tuyền, mà đã không sạch thì có đưa cái gì thêm vô nó cũng không sạch. Vậy liệu chúng ta đang cải tổ nâng cấp ''công cụ'' âm nhạc để nói rằng qua nó thì của lễ mới được sạch?

Vấn đề 16: Liệu rằng những bài hát của anh em lẽ thật, đã là đúng lẽ thật? Và liệu rằng dù đúng lẽ thật, nhưng khi mọi người tới thờ phượng, mà người thì mệt mỏi, người thì cay nghiến, người thì đang lo cuộc sống, người thì đố kị, người thì đang gánh nặng khó nói...thì có hát thờ phượng mà dâng của lễ tinh tuyền lên được chăng? (Đây lại liên quan vấn đề cá nhân mỗi người)

Vấn đề 17: Khâu chuẩn bị lại là một vấn đề khác cho một buổi thờ phượng, có nhà để nhóm là đã mừng, có anh em tới là đã vui, có máy giấy in ra cầm coi bài là đã cố, mà có máy chiếu để xem đã là vĩ đại, mà thiếu người đàn đã là nhức nhối. Nên dù chúng ta có dùng từ ngữ thánh thiêng mô tả sự thờ phượng thật là thế này thế kia, hay của lễ chuẩn là như vầy như vầy. Nhưng thật tế cho một buổi thờ phượng để hoà lòng, kéo mọi người với nhau cực kì phức tạp. Bài mới thì khó hát phải tập, bài cũ dễ chán, hát lâu hát dài thì ngán, không máy chiếu không lời thì khỏi hát, vỗ tay hát sai tông thì ảnh hưởng người đàn người dẫn, bài dở thì muốn cho qua lẹ...Xử lí ra sao đây?

Vấn đề 18: Thờ phượng cá nhân, ở nhà tự đọc, tự hát, hát bài cũ bài mới gì đó rất ok, thậm chí phòng riêng Cha còn ban thưởng, nhưng khi đã đem âm nhạc vào, đã hoà lòng cùng nhiều người, hoặc cùng bao anh chị em thờ phượng thì câu chuyện thờ phượng cực kì khác, nó lại liên quan là sẻ chia, hỗ trợ, chăm sóc, tình yêu thương, giúp nhau, đèo nhau, kéo nhau để mà đến gần với Cha bằng hình thức nào đó hiệu quả nhất. Còn nếu phân ra quá nhiều, không thống nhất được, vậy chưa kịp gần Cha là đã cách xa nhau giữa vòng anh em có hợp lí chăng?

Vấn đề 19: Nếu tôi ép tất cả anh em chỉ hát bài của tôi thôi, liệu anh em có thấy khách quan, ví như tôi chẳng chơi với anh em nhạc sĩ sáng tác lẽ thật nào khác, và tôi chỉ biết có bài tôi do tôi sáng tác (tất nhiên đúng lẽ thật nhé), vậy tôi kêu anh chị em hát anh chị em chấp nhận không? Đôi khi chính tôi sáng tác và tôi hát bài tôi tôi còn ngán chính bài mình (vì đôi khi nhìn lại nghe bài phối hay giai điệu chưa ok thoả lòng), thì liệu tôi giới hạn anh em thì ai nể, ai phục?

Vấn đề 20: Mà khi đã mang tính quan điểm, thì gây nhiều tranh cãi, vì Kinh Thánh chỉ cho thấy sự thờ phượng là ở TÂM LINH - LẼ THẬT. Lòng thật thì Cha nhận, lòng dối thì nên đi về, lời đúng thì hát, lời bậy thì vứt rác, đơn giản thế thôi. Nhưng nếu mang tính áp đặt, đảm bảo không bao giờ thống nhất tiếng nói chung, vì ai làm gốc? ai làm cơ sở? ai đủ thẩm quyền? ai có chuyên môn? ai đủ bằng cấp? ai giỏi đủ các thể loại âm nhạc? trình độ ai hơn ai?

Đây chỉ mới sơ sơ 20 vấn đề, vì viết quá dài không hết được khi phát sinh ra đủ thứ trong sự thờ phượng (Hay nói chính xác là trong một buổi thờ phượng có anh em). Chúng ta hoan nghênh những sáng tác mới, vì nó thú vị khi chính anh em sáng tác, chúng ta thích được thưởng thức xem bài của người này nói về gì, hoà âm ra sao, giai điệu ra sao, vì chính tôi là người sáng tác tôi cũng thích người ta quan tâm tới bài mình sáng tác, tôi thích nghe anh chị em hát bài của mình, thích bài của mình được phổ biến ra rộng rãi....nhưng không có nghĩa tôi bắt buộc chỉ bài tôi thì mới hát, còn bài của ai khác thì không được nghe. Tôi chỉ nhắc nên kiểm tra nếu đúng lẽ thật thì hát, và nguồn gốc nếu nhạc sĩ đó quá là ''bố láo'' công bố thờ ba ngôi, rồi cố tình sáng tác thờ ba ngôi suốt thì nên dẹp, hoặc bài nào sai quá mà phải mắc công dịch lại quá nhiều thì thôi cũng dẹp nhanh cho khoẻ.

Cho nên cực kì khuyến khích những anh chị em mới tin lẽ thật nên hát bài hát mới, hát những bài đúng tinh thần lẽ thật do anh chị em sáng tác. Đó là điều tuyệt vời vì nó có cái đà để làm vậy, cũng chả thú vị gì khi đi tập cho anh em mới những bài hát cũ của những người không tin lẽ thật. Còn những anh chị em cũ vốn xuất thân từ giáo hội, vốn có những bài đã từng in trong tâm trí, tất nhiên phải bỏ những bài sai trật thì không nói, còn những bài rất xưa nhưng câu ca, ngôn từ vẫn đúng lẽ thật thì đôi khi vẫn hát, vì nó như là ''một thời đã qua'', nó là kỉ niệm (tất nhiên không tới nỗi như nhớ dưa hành củ kiệu gì đâu), là sự sâu sắc của giai điệu và hoà âm mỗi khi vang lên, là nước mắt, là sự nhớ ơn Cha khi cũng chính từng hát bài đó, nhưng giờ hát lại đã rõ để dâng lên cho Đấng nào là tối thượng v..v...

Vì nếu không dung hoà, chúng ta sẽ dẫn tới:

1 Cô-rinh-tô 4:5 Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sựu giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh.

Rô-ma 14:3-4 Người ăn chớ kinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người. 4 Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó; song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng.

Riêng tôi, tôi 100% rất ok ủng hộ không chút bàn cãi khi anh em nên hát bài mới của anh chị em lẽ thật. Vì đó là sự ủng hộ, là sự hỗ trợ để anh chị em hay chính tôi sáng tác thêm nhiều bài dâng lên Cha và ca ngợi thầy Giê-su. Nếu cũng không thích bài nào cũ của giáo hội hay người không tin lẽ thật thì với tôi đó là quyền tự do của những anh chị em mới. Tôi ở nhà khi mở nhạc thì không bao giờ mở nhạc giáo hội để nghe, ngoài việc cần tham khảo, hay xem kĩ thuật để sáng tác. Còn lại tôi đôi khi đánh bài trong các quyền thánh ca cũ, là do khả năng mình đánh đàn và muốn tự đánh trải lòng bằng bản nhạc đó theo cách của mình để thờ phượng Cha (tất nhiên lời đều phải hiệp với lẽ thật).

Còn những anh chị em cũ đã từng trong giáo hội, đã quen với bài cũ và cũng đang được nghe những bài mới từ Youtube, tôi khuyên cứ hỗ trợ anh em hát bài mới, nếu có soạn list nhạc nên thêm bài mới nhiều hơn các bài giáo hội, rồi dần dần nếu các bài nhạc mới được sáng tác nhiều thì cũng nên chuyển qua dần, còn nếu đôi khi có anh em chưa biết họ vẫn hát bài cũ, hoặc do vô tình, hoặc do họ cũng không rõ đâu là đâu thì cứ hiệp lòng trong sự thờ phượng. Mỗi người từng bước Cha tỏ đến đâu thì lớn lên như vậy.

Hãy nhớ:
I Phi-e-rơ 4:8Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng; vì sự yêu-thương che-đậy vô-số tội-lỗi.

Tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi, huống chi đây là quan điểm về âm nhạc, về giai điệu, ca từ, về nguồn gốc...chứ chẳng đến nỗi là tội lỗi gì, vậy lí do chi chúng ta khó khăn quá với nhau? Nếu hôm nay anh này đang được học về Cha Con, hãy để người đó lớn lên xong bài học đó, nếu mai anh kia đang được học về Sa-bát nghỉ ngơi thì để người đó được học, nếu nay chúng ta đang được Cha tỏ hay cho học về thờ phượng thì hãy cứ lớn lên một cách cá nhân.

Quan trọng dù đang học ra sao, nhưng tình yêu thương là quan trọng nhất, nếu không thực hiện được thì mọi sự đều là ''chập choả vang tiếng, chẳng ra gì, chẳng ích chi...''

1 Cô-rinh-tô 13:7 Tình yêu thương hay DUNG THỨ MỌI SỰ, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, NÍN CHỊU MỌI SỰ.

Còn rất nhiều vấn đề liên quan trong sự thờ phượng, trong bài hát mới lẫn cũ, anh chị em nào thật sự quan tâm thì inbox cá nhân tôi nếu chưa rõ, thắc mắc hay cần nói quan điểm nào. Nếu cần thiết sẽ làm video trình bày cho anh chị em.

Xin Cha ban ơn trên anh chị em trong danh Giê-su.

CHÚNG TA CÓ ĐANG DỄ DÀNG KẾT TỘI MỘT AI ĐÓ?

Bộ phim 12 angry men (1957) rất đáng xem, phim đã rất xưa đen trắng, nói về một cậu bé bị kết tội giết cha mình, và 12 người bồi thẩm đoàn này được họp để kết luận là cậu bé có tội hay vô tội. Phim này khiến người xem phải suy ngẫm, vì nó là thực trạng diễn ra trong cuộc sống ngày nay, khi chúng ta rất dễ xét đoán, kết luận hay định tội một ai đó.

Đứng trước một mạng người, cậu bé sẽ lên ghế điện hoặc sống tuỳ thuộc vào kết luận cuối cùng của 12 người này. Nếu 12 người kết tội thì cậu bé lên ghế điện, nhưng chỉ cần có người phản đối dù chỉ 1 thì phải được điều tra tiếp tục.

Mọi bằng chứng, cáo buộc, động cơ, nhân chứng...đều hợp lý để đẩy cậu bé lên ghế điện, và 11 người đều đã thống nhất cậu bé ''CÓ TỘI'' trong 5 phút để còn ra về sớm. Nhưng chỉ duy một người, người đó cũng chưa hề nói cậu bé vô tội, mà chỉ đơn giản là thấy kết luận 1 người có tội và mạng sống của họ mà chỉ bàn sơ qua 5 phút thì thấy không ổn. Nên đã quyết định lật lại toàn bộ vấn đề. Phim chỉ tốn khoảng 3-4 phút giới thiệu bối cảnh lúc đầu, nhưng sau đó là dồn dập những cuộc tranh luận, và chỉ cần bỏ qua vài dòng đối thoại là sẽ không hiểu, nên phim khiến người xem phải tập trung coi liên tục, vì bên nào cũng giải thích rất là hợp lí.

Trong bộ phim mô tả rất bao quát khi nhiều con người thuộc các tầng lớp khác nhau nhìn vào một vấn đề của cậu bé. Người thì kêu kết tội lẹ để còn về xem môn thể thao họ yêu thích, người thì đơn giản là ai số đông chọn cái nào thì mình cũng theo như vậy, người thì do tư thù cá nhân phân biệt cậu bé là người bần cùng xã hội (kiểu phân biệt vùng miền Bắc Nam, Da Đen Da Trắng, Niềm tin...), người kêu do cậu bé vốn đã từng phạm một số tội nên việc có phạm tội trọng thế này thì không có gì lạ, người lại bảo vì cậu ta la lên ''tôi sẽ giết ông'' nên có nghĩa là cậu ta sẽ giết thiệt, người thì vì con trai mình bỏ mình đi rồi áp đặt nghĩ rằng đứa trẻ vị thành niên nào cũng hỗn hào như vậy nên áp cậu bé cũng như con của ổng, người lại nói do cậu vốn từng ở khu ổ chuột dơ dáy bẩn thỉu không được dạy dỗ nên việc giết người là chắc chắn xảy ra...

Và kinh khủng nhất là kiểu người không phải cố tình nói dối, cũng không xấu, cũng chẳng phải ác ý, nhưng lại hiểu vấn đề theo cách trong đầu tự nghĩ nó là đúng, và rồi tự kể câu chuyện ra theo cách cá nhân mà người đó hiểu, tự dẫn chứng và còn đứng ra làm nhân chứng để kết tội cậu bé.

Quan trọng suy ngẫm theo cách nhìn thuộc linh, nhất là cách ứng xử giữa vòng anh em trong niềm tin Giê-su Con Đức Chúa Trời, thì sự khách quan, công bình, và chính trực còn phải được đề cao hơn rất nhiều khi nhìn nhận vào một sự việc.

Giăng 8:7 Vì họ cứ hỏi nữa, thì Ngài ngước lên và phán rằng: Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người...''

Ma-thi-ơ 5:37 Song ngươi phải nói rằng: PHẢI, PHẢI, KHÔNG, KHÔNG. Còn người người ta NÓI THÊM ĐÓ, BỞI NƠI QUỈ DỮ MÀ RA.

Gia cơ 4:11 Hỡi anh em, chớ nói hành nhau. Ai nói HÀNH ANH EM MÌNH hoặc XÉT ĐOÁN ANH EM MÌNH, tức là nói XẤU LUẬT PHÁP, và XÉT ĐOÁN LUẬT PHÁP. Vả, nếu người xét đoán luật pháp, thì ngươi chẳng phải là kẻ vâng giữ luật pháp, bèn là người xét đoán luật pháp vậy.

Rô-ma 14:13 Vậy chúng ta chớ xét đoán nhau; nhưng thà nhất định ĐỪNG ĐỂ hòn đá VẤP CHÂN TRƯỚC MẶT ANH EM MÌNH, và ĐỪNG LÀM DỊP cho người sa ngã. (Vậy những ai đang tạo cớ cho anh em vấp chân và cho anh em mình sa ngã thì nên suy ngẫm)

Lời tâm tình ngắn này dành cho những anh chị em đã tin lẽ thật, trước khi kết luận hay đoán định một sự việc hay cá nhân nào đó, chúng ta hãy suy ngẫm lại, liệu chúng ta nói là do có bằng chứng, tận mắt, có trao đổi, có nghe đa chiều, có dùng tình yêu thương, và có một góc nhìn khách quan hay chưa?

Liệu chúng ta đã ghen tị sẵn hay có gì đó vốn đã không ưa, nên chúng ta sẵn dịp để kết luận?

Liệu chúng ta không cố tình dối, nói sai hay ác ý nhưng tự hiểu vấn đề và kết luận theo cách chúng ta tự cho nó là đúng?

Liệu chúng ta thấy người đó đã từng sai nhiều cái trong quá khứ thì việc hiện tại cũng là như vậy?

Liệu chúng ta cũng chả quan tâm đến sự việc hay người đó, nhưng do chúng ta đang chơi với nhóm này hay người kia, nên thôi ai đông mà nói thế nào thì mình cứ nghe theo thế ấy?

Liệu chúng ta cũng chẳng tìm hiểu, chỉ đơn giản thấy mọi tình tiết và sự việc có vẻ hợp lí nên chúng ta kết luận luôn nó là vậy?

Liệu chúng ta do đang chơi với bạn này bạn kia, mà những bạn đó đang kết luận sự việc như vậy hay như kia, thì do chơi cùng nên chúng ta cũng phải hiệp lòng chung đồng ý?

Liệu đến khi chúng ta lỡ kết luận sai gây ra hậu quả nghiệm trọng, và sẽ có lời xin lỗi hay vì đã lỡ nên coi như im luôn mong mọi sự chìm vào quên lãng?

Liệu chúng ta đi áp cái kinh nghiệm cá nhân hay của ai khác và áp vào ấn định tình huống này cũng là như vậy 100%?

Và còn nhiều cái liệu nguy hiểm và khủng khiếp vô số, khi đã tham gia bàn luận vào một sự việc hay con người nào đó, mà không công tâm tìm hiểu kỹ. Cuối cùng dẫn đến mọi kết luận chỉ vì theo số đông, theo cảm tính, không ưa từ trước, phân biệt vùng miền văn hoá hay cách sống, thấy sao thì nói vậy cho lẹ, lấy quá khứ ấn định cho hiện tại, không chính kiến vì sợ nói ra thì bị những người khác không chơi cùng, nói theo cách tự hiểu nó là đúng theo góc nhìn cá nhân. Đó là chưa kể muốn chà đạp một ai đó vì muốn thu hút sự chú ý, muốn là người có ảnh hưởng, có tiếng nói, có quyền lực mềm để thao túng hạ bệ người khác lấy phần có lợi về cho mình....

Những điều này các tổ chức tôn giáo và giáo hội đã vốn làm, và cực kì thành công, để công kích cá nhân, làm mất uy tín một ai đó, kéo hùa đám đông về phía mình, cô lập, bóp méo, dựng chuyện, nói sai sự thật, làm chứng dối, và có những thành phần còn tưởng tượng ra và áp vào như là một câu chuyện có thật. Lấy những gì trong quá khứ để bôi nhọ, dẫn dắt người khác tin vào quá khứ sai trật để áp lên hiện tại, vùi dập bằng chứng và sự thật rành rành, tạo sự xem nhẹ về sự thật trước mắt và đào sâu vô khái niệm ''chắc, có lẽ, biết đâu chừng...''

Mà con người ta vốn sẽ thích theo drama, trend, nghe những sự việc của ai đó tồi tệ, vì cảm thấy thoải mái khi có ai đó đang còn tồi tệ hơn mình. Và hứng thú hơn nữa khi càng được nghe người đó đang bị lâm vào đủ thứ hoàn cảnh, mất tiền, mất nhà, mất bạn bè, bị té xe, bị lừa đảo, bị mất việc, bị dính dịch, bị bệnh tật, làm ăn gì đó mất uy tín...nói chung là hoàn cảnh càng bi đát thì càng thấy đỡ tủi thân cho chính mình. Nhưng thật hư chuyện đó ra sao thì chẳng ai quan tâm tìm đến hỏi rõ trực tiếp, vì mang một tâm lý tới hỏi thì vô duyên khi đâu phải chuyện của mình, mà đôi khi cũng chẳng có thời gian để xem xét nên kết luận thấy báo đài hay ai đưa tin sao thì tin vậy.

Và dần dần điều kết luận đó được ấn định hay khẳng định chắc chắn luôn trong đầu câu chuyện về người đó hay sự việc đó là 100% như vậy. Khiến cách hành động và mọi thứ bị khựng lại không còn như trước, nếu trước đây rất tay bắt mặt mừng thì giờ đây né tránh, nếu trước đây dễ dàng tâm sự thì giờ đây 0% chat, nếu trước đây vài giây là bắt điện thoại lên gọi hỏi thăm thì giờ có đến 10 năm cũng chẳng thấy...Đơn giản vì đã bị áp tâm trí vào những thứ vốn bị xác định theo góc nhìn chủ quan và kết luận.

1 Giăng 3:15 Ai ghét anh em mình, là KẺ GIẾT NGƯỜI; anh em biết rằng chẳng một kẻ giết người có sự sống đời đời ở trong mình.

Điều Chúa Giê-su nói dẫn đến việc nếu ghét anh em mình thì bị định là ''KẺ GIẾT NGƯỜI'', mà giết người thì dẫn đến phạm luôn cả 10 điều răn do Giê-hô-va ban hành.
Mà để ghét một người nó được cấu thành từ rất nhiều sự việc như: Tư thù cá nhân, ghen tị, khác quan điểm, hiểu lầm, làm ăn xảy ra sự cố, chơi với người ghét nên hùa theo ghét, xích mích vài chuyện, tư tưởng thay đổi không hoà hợp... Và tất nhiên việc không ai hoà hợp cùng chí hướng, hay khác nhau quan điểm, khó chịu nhau thì 100% ai cũng rõ trên đời này nó là vậy. Nhưng quan trọng ở đây là những người cùng một đức tin lẽ thật ''Giê-su Con Đức Chúa Trời'', nhưng nếu để điều đó diễn ra, thì đó là đang phạm tội GIẾT NGƯỜI.

Ma-thi-ơ 12:50 Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.

Câu hỏi khó khăn được đặt ra ở đây là AI CHÍNH LÀ ANH EM?, để khi mình dù không kết nối, không chơi nhiều, không thân, nhưng vẫn giữ ở mức độ là anh em, chỉ là không chơi chung được quá nhiều vì khác độ tuổi, khác tư tưởng, khác tư duy, khác hoàn cảnh, khác vùng miền, khác cách hành xử...?

Bởi vì dù lời của thầy Giê-su rất rõ rành rành là phải làm theo ý Cha trên trời thì là anh em, chị em...với Giê-su, thì cũng có nghĩa là anh em lẫn nhau chung một Cha. Nhưng thực tế có diễn ra đơn giản như vậy?

Nếu những kẻ gọi là vào trong vòng anh em để lừa đảo thì không có gì bàn, muốn truyền bá niềm tin sai trật thì không có gì để nói...Nhưng nếu có kiểu anh em không rõ anh em, nhưng lại là nói hành, dựng chuyện, muốn làm thầy, muốn quản lý, muốn lợi dụng uy tín để chà đạp hạ bệ ai đó, nếu ai không cùng quan điểm thì lôi kéo chia bè phái để cách ly người anh em nào đó, muốn những gì tôi làm thì mới là thánh thiêng còn người khác làm là chưa được ơn, ngăn cản tạo sự khó khăn để học lời Cha, ai được Cha tỏ bày hay học được gì thì lập tức xuyên tạc, dạy lại hay bác bỏ, tạo gây cớ vấp phạm, chia rẻ trong vòng anh em....Vậy liệu đó có phải là anh em thật chăng?

Cho nên bài viết chỉ mong mỗi người trong anh em cùng đức tin Cha trên trời, nhận định rõ và tư duy khi đâu mới là anh em thật, cũng như khi xác định một sự việc hay kết luận thì phải tìm hiểu kỹ. Nếu không dẫn đến việc tự hiểu theo những cái một chiều, rồi ghét anh em vô cớ dẫn đến phạm tội GIẾT NGƯỜI một cách vô tình. Và cũng nhớ rằng không phải cứ ai tin Giê-su là Con Đức Chúa Trời, bỏ được những tục lệ thế gian, bỏ được những cái không thuộc Kinh Thánh...thì cũng đang là anh em thật, vì anh em thật thì phải đối xử với nhau THẬT NHƯ CÁCH KINH THÁNH ĐÃ TỎ BÀY.

Anh em thật không có mang bộ mặt của Pha-ri-si đến cùng nhau, anh em thật không có đố kị lẫn nhau, gây thù lẫn nhau, nói hành nhau, tạo chuyện vấp phạm nhau, yêu thương lẫn nhau, nói thật với nhau, có nói có, không nói không với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng nhau, lắng nghe nhau...và cũng không kết luận một sự vật sự việc quá nông cạn mà chưa tìm hiểu kỹ.

Bài viết từ ban đầu đến giờ dẫn dắt để ai đọc sẽ thấy từ việc nhận định sự việc sai, dẫn đến kết luận sai, và nếu trong góc nhìn thuộc linh sẽ còn dẫn đến trầm trọng là mang tội giết người.
Mọi lời nói thêm thì hãy cứ nhớ lời thầy Giê-su, đó là từ nơi QUỈ DỮ mà ra. Mà đã ghét thì là KẺ GIẾT NGƯỜI.

Có ai muốn sống trong vòng những kẻ giết người hay không?

Timotheos



CHỐI TÂN ƯỚC VÀ GIÊ-SU THÌ TIN KIỂU GÌ?

Những bạn không tin Chúa Giê-su, từ chối Tân Ước, và kêu Chúa Giê-su là Sa-tan dựng ra hoặc thuộc la mã giáo, tiếp đến là đọc theo trang ''Bóc mẽ Satan'', tôi mong các bạn nhìn lại những vấn đề đầy lỗ hổng mà khi các bạn tin theo như vậy.

1. Nếu bỏ Tân Ước, thì cả Cựu Ước không có khái niệm cứu rỗi gì cả cho dân ngoại, và dân ngoại chỉ là dân vòng ngoài, không được dự phần hay thực hiện bất kì công việc nào của tuyển dân. (Việc dân ngoại về cùng Giê-hô-va trong các lời tiên tri Ê-sai hay vài chỗ khác vẫn chỉ là tiên tri trong tương lai, về một vương quốc mới khi muôn loài sống chung với nhau, điều này chưa hề xảy ra trong hiện tại nhé)

2. Đấng Mê-si cứu chuộc của các bạn là ai? Các bạn sẽ diễn giải đó là đất nước Do Thái thôi? Điều đó không ổn, vì chính các câu chuyện Kinh Thánh xuyên suốt đều cho thấy có một nhân vật cụ thể dẫn dắt, chứ không thể nói chung chung là Do Thái, dân tộc, hay tổ chức nào đó được.

3. Khi các bạn chỉ có khái niệm Cựu Ước, các bạn 100% phải làm y chang từng điều luật, các bạn phải CẮT BÌ (không phải chỉ vì sức khỏe) mà để đúng luật, các bạn dâng lửa lạ là chết, các bạn lỡ phạm Sa-bát là chết, các bạn ăn đồ ăn không tinh sạch là chết, các bạn đọc sai tên Đức YHWH (mà chỉ là phiên âm Yahweh, Giê-hô-va, Gia-vê...) là chết,

4. Những ai các bạn chia sẻ, mà họ đang phạm những tội như tà dâm, ô uế, giết người, bất hiếu...thì khi họ tin điều các bạn chia sẻ và quay về với Giê-hô-va thì họ phải chết, vì luật vẫn là luật. Và ai sẽ thi hành luật ném đá chết hay xử tử bằng nhiều hình thức ngoài dân Do Thái? Vì họ đồng thuận trong luật pháp, là một bộ máy nhà nước chính quyền, còn các bạn có làm được không? Hoàn toàn vô lý. Đừng giải thích về khái niệm tình yêu thương tha thứ (Chỉ tới Tân Ước mới nhấn mạnh và giải thích cực kì nhiều nhé)

5. Các bạn nói Giê-su là do Sa-tan (hay La mã dưới quyền Sa-tan) dựng lên là nói bậy. Không có người Do Thái nào mà thiếu khách quan tới mức nói sai trật cả lịch sử, bối cảnh đến như vậy, thà nếu nói hợp lý đến ra Giê-su phải thù la mã cực kì nhiều khi họ giết và cai trị dân tộc Ngài trong thời điểm đó. Và xuyên suốt lịch sử, qua các đời Do Thái là liên tục bị các đế quốc cai trị, đó là chưa bàn đến BỐN CON THÚ (4 đế quốc) trong Đa-ni-ên.

6. Các bạn nói Phi-e-rơ là thuộc la mã vì ổng là giáo hoàng đầu tiên. Nói như vậy là vu khống và áp đặt, Phi-e-rơ chưa bao giờ viết thư tín mô tả ổng giống những gì liên quan giáo hoàng, nhưng do tổ chức tôn giáo về sau tự áp đặt. Như việc nhiều người bình thường giờ sống nhưng làm được vài việc phúc đức, còn được tạc tượng, thắp nhang và ca ngợi. Huống chi đây là bị một tổ chức thần thánh hóa và áp lên cái nguồn gốc. Nên đây lại là logic lố bịch sai trật.

7. Các bạn cũng chẳng thể thờ phượng Giê-hô-va được, chỉ đến Tân Ước Chúa Giê-su mới mở ra khái niệm thờ phượng tâm linh và lẽ thật không bị bó buộc trên núi hay Giê-ru-sa-lem. Còn ở đây các bạn phải thờ phượng ở quốc gia Do Thái, phải có thầy tế lễ, phải có lễ nghi, dâng chiên, dâng bò đầy đủ, và có thầy tế lễ thượng phẩm đến kì hạn ra thảy huyết tha tội cho các bạn nhé. Nên việc các bạn tự ngồi đàn, tự hát thánh ca hay gì là hoàn toàn vô nghĩa, đó không thuộc cách thờ phượng của Cựu ước, hành lang, nơi thánh, nơi chí thánh của các bạn đâu mà đòi thờ phượng Giê-hô-va? Chưa kể chỉ thầy cả thượng phẩm và các Lê-vi còn vào, còn bạn là ở ngoài hành lang hết đấy.

8. Các bạn nói cả sách Tân Ước là do la mã giáo thêu dệt, các môn đồ là đồng bọn với nhau để lừa dối. Vậy xin hỏi họ lừa dối và dựng lên để được cái gì? Để khiến xa rời luật Giê-hô-va? Tôi chưa hề thấy khái niệm đó khi đọc Tân Ước, chẳng qua do các bạn tự diễn giải những câu khó hiểu, hoặc có ý gì đó sâu hơn và khiến nó bị mâu thuẫn hay cảm thấy nghịch lại với Giê-hô-va mà thôi. Ngay cả Khải Huyền các bạn nói là chế biến phù phép, trong khi Khải Huyền chỉ một mình Giăng viết sau khi các sứ đồ đã hi sinh. Giăng có thể sáng tạo khoa học viễn tưởng, rồng bay phượng múa tới mức đó? Đó là các bạn còn bác bỏ lịch sử, vì mỗi thư tín đều viết thời điểm khác nhau, khu vực khác nhau, tác giả khác nhau, và tập hợp lại khác thời điểm, ai ngồi với nhau mà làm ra âm mưu? Hoàn toàn những lời đó khớp với nhau vì họ được nghe chung một thầy giảng là Giê-su, về sau họ mới viết.

9. Nói đơn giản tin theo cách bỏ Tân Ước hay chối Chúa Giê-su thì các bạn cũng chẳng được tin theo Giê-hô-va hay làm được bất kì luật gì trong Cựu Ước, vì các bạn không phải người Do Thái, các bạn không cắt bì, giữ Sa-bát theo đúng nghĩa chỉ tuyển dân cực nghiêm khắc mới giữ được, các bạn không có thầy tế lễ, các bạn không biết tương lai sắp tới Đấng Mê-si hay tổ chức nhóm nhánh cứu các bạn (Vì Giê-hô-va cứu nhưng Ngài sẽ sai ai đó trung gian, đó là cách Ngài hay làm chứ không hề chế nhé), các bạn sai luật là phải kêu ai đó ném đá các bạn, các bạn sai luật các bạn không có cơ hội thứ hai để sửa sai, các bạn chỉ ở hành lang (nếu là tuyển dân) vì chẳng thể vào đền thờ mà thờ phượng Giê-hô-va. Không có thầy tế lễ dâng chiên tha thứ tội mà các bạn vốn đã có.

10. Mọi hành động và đức tin của các bạn giờ đây sẽ cực kì lố bịch, bác bỏ lịch sử, xuyên tạc, lúc giữ lúc không, nửa nạc nửa mỡ, xăng pha nhớt, thể hiện sự tự tin trong cách giải kinh bậy bạ, giải đầu quên đuôi, bóc Kinh Thánh chỗ này mà quên chỗ kia, chỗ nào giữ được thì giữ không giữ được theo luật Cựu Ước thì bắt đầu giải chế đủ kiểu.

Những gì viết đây chưa hề đá động đến Tân Ước hay xoáy vào Chúa Giê-su, nội chỉ việc phân tích vài điều trong Cựu Ước là đã thấy cực kì nhiều mâu thuẫn.

Bonus: Hài hước nữa khi họ trích lời Chúa Giê-su là ''bắt rắn trong tay với uống giống chi độc'' để nói là ai đang tin lời Giê-su như vậy là làm chuyện ngu xuẩn, vì uống thuốc độc sẽ chết hay bắt rắn để rắn cắn thì phải chết chứ có sống đâu. Tính ra đâu có ai đọc câu đó mà hiểu theo nghĩa đen thui vậy đâu, đó chỉ là vài dân tộc đọc xong mà hiểu nghĩa đen thui mới ra uống thuốc độc nên chết, chứ người đọc phổ thông ai cũng rõ đó là cách Chúa Giê-su đang dạy về nhiều điều sâu sắc hơn là nghĩa đen.

Chỉ nội một cách giải kinh như phần Bonus đó thôi, là đã thấy các bạn tin và giải nghĩa để xuyên tạc và nói người khác lố bịch cỡ nào. Mà đáng buồn nhất là các anh chị em đọc Kinh Thánh cho hết và bao quát thì không chịu, nhưng cứ vào xem vài lí luận khập khiễn như thế mà vội chối Chúa Giê-su rồi.



Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...