Thứ Năm, 27 tháng 2, 2025

Vì Sao Chữ Yeshua Thành Jesus? (Trích: Mục vụ Do Thái)

 “Thông thường, khi tên được chuyển ngữ thì về mặt âm thanh, người ta dùng những từ có cùng âm thanh địa phương để thay thế. Vì lý do đó mà cái tên Moshe trở thành Moses, Ya'akov trở thành Jacob. 


Sau đó Ya'akov trải qua nhiều lần thay đổi mà tên đó trở thành James bằng tiếng Anh, Santiago trong tiếng Tây Ban Nha và Jacques bằng tiếng Pháp!” 

LÀM THẾ NÀO MÀ TÊN YESHUA TRỞ THÀNH JESUS? 

Vào thế kỷ thứ nhất thì những tên nam phổ biết nhất tại Giu-đa và vùng Ga-li-lê là Shim'on (Simon), Yosef (Joseph), Yehudah (Judah hoặc Judas), và Yochanan (John). Ở vị trí thứ năm trong các tên phổ biến đó chính là Yeshua (phát âm là ye-SHOO-ah) và El'azar (Lazarus). Tên Yeshua (Giô-suê) trong ngôn ngữ Hebrew là Yehoshua (יְהוֹשֻׁעַ ), có nghĩa là “Yahweh; Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi”. Trong ngôn ngữ hiện đại thì có nghĩa là “Yahweh là Chúa”. 

Ở Đất Thánh vào thời Chúa Jesus thì tiếng A-ram chính là ngôn ngữ giao tiếp, tiếng Hebrew được gọi là Lishon Hakadosh (Ngôn ngữ Thánh) chỉ đươc sử dụng trong việc thờ phượng và cầu nguyện hàng ngày. Yeshua là phiên bản tiếng Ả Rập của tên Yehoshua (Joshua) trong tiếng Do Thái. Đến thời của Nê-hê-mi, thì Giô-suê thường được gọi là Yeshua, con trai của Nun (tên này được dùng trong Nê-hê-mi 8:17). Tại vùng đất Galilê, Samaria, và xứ Giu-đê , phát âm của tên Yeshua không có vấn đề đối với những người nói tiếng Aram, những người thường đọc Kinh Thánh và cầu nguyện bằng tiếng Hebrew. 

Nhưng bên ngoài Đất Thánh, khi Tin Lành được lan truyền nó đã trở thành vấn đề. Rắc rối xảy ra khi dân ngoại tại La Mã nói tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh, họ không thể phát âm tiếng “Yeshua”. Vì tên đó không chứa những “âm” trong ngôn ngữ của họ. Do đó, khi các sách Phúc âm được viết bằng tiếng Hy Lạp, các nhà truyền giáo đã gặp một vấn đề thực sự về việc làm thế nào họ có thể chuyển tên Chúa Cứu Thế sang tiếng Hy Lạp. Không giống như tiếng Hy Lạp, tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái Aramaic-Hebrew đều là phụ âm. Vì vậy, trong suốt thời kỳ La Mã, Yeshua đã trở thành tên Hy Lạp “Iesous”. 

Vì người La Mã thích nhấn trọng âm thứ hai từ âm tiết cuối cùng nên tên này phát âm là yay-SOOS và được dùng trong khi tiếng Hy Lạp vẫn là còn ngôn ngữ thống trị. Sau vài thế kỷ, tiếng Hy Lạp mất đi vị trí của mình khi tiếng Latinh thay thế. Cuối thế kỷ thứ tư, linh Mục Jerome đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh (bản dịch được gọi là Vulgate ). “Iesous” trong tiếng Hy Lạp đã trở thành Iesus và được phát âm là YAY-soos. Đến thế kỷ 14, khi Kinh Thánh được chép bằng tay trong các tu viện, các linh mục đã kéo dài chữ I ban đầu thành chữ J. 

Có lẽ những linh mục đầu tiên làm điều này là người Đức, bởi vì chữ j trong ngôn ngữ đó phát âm giống với chữ y trong tiếng Anh. Do đó, cái tên Iesus đã phát triển thành dạng chữ viết quen thuộc là Jesus vào thế kỷ 17. Phát âm tên “Iesus” lúc đó vẫn là YEE-sus,nhưng trong tiếng Latinh phụng vụ thì cách phát âm của nó vẫn là YAY-soos. Khi người Norman xâm lược nước Anh vào năm 1066, họ đã mang theo ngôn ngữ Pháp. Vì cả người Anglo-Saxon và người Norman đều không nhượng bộ ngôn ngữ của họ cho nhau, nên cả hai đã kết hiệp và trở thành tiếng Anh hiện đại. Người Norman ảnh hưởng đến cách phát âm của chữ cái đầu tiên của tên bắt đầu bằng chữ I cách điệu trông giống như chữ J. 

Họ mang cách phát âm tiếng Pháp của j (zh), phát triển thành âm tiếng Anh là j. Ban đầu “Jesus” phát âm là JAY-zus, sau đó đã phát triển thành JEE-zus, và dùng cho đến ngày nay.''

Như vậy, chúng ta thấy danh Yeshua là thuộc phiên bản Ả-rập, viết tắt Yehoshua là trong tiếng Hê-bơ-rơ, thì người Do Thái phát âm và nói được, và truyền qua bao đời tới ngày nay. Còn Jesus là chữ lai và có nhiều sự thay đổi từ cách viết đến cách đọc, xuất hiện gần 500 năm nay mà thôi. 

Cho nên tùy việc chúng ta lựa chọn, quan trọng tin và hiểu rằng Giê-su mà chúng ta tin đó là Giê-su Con Đức Chúa Trời, không nhầm lẫn Giê-su là Đức Chúa Trời như các giáo hội ba ngôi giảng dạy.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2025

Chọn Yeshua Kinh Thánh Hay Jesus Giáo Hội?

 Sự tương đồng của các danh liên quan đến Chúa Giê-su trong tiếng Hê-bơ-rơ:

Yeshua: ישוע

Joshua: יהושע

Johuashua: יהושע

Yahshua: יהושע

Isaiah: ישעיהו

Yehoshua: יהושע

Yahoshah: יהושע

Yoshua: יהושע

Yahusha: יהושע

 

Riêng chữ Jesus hoàn toàn vô nghĩa và cấu tạo viết rất khác biệt so với các danh xưng trên:

Jesus: יֵשׁוּעַ (Chữ Jesus ban đầu là lesus, xuất hiện lần đầu tiên trong bản Kinh Thánh King James Version 1611 của vị vua ba ngôi, cho đến tận nay thì chỉ mới ra đời tầm 414 năm)


Chúa Yeshua của Kinh Thánh:

-Nhóm Sa-bát thứ 7

-Con của Giê-hô-va (Yahweh)

-Xác nhận Cha vĩ đại và lớn hơn mình

-Ngồi bên hữu Cha cầu nguyện

-Kêu mọi người thờ phượng Cha

-Thầy tế lễ thượng phẩm đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc

-Ngày sinh Đại Lễ Chuộc Tội 10/7 (theo lịch Do Thái - đầu mùa Thu)

-Bạn yêu dấu là Giăng ở Bát-mô

-Làm thợ mộc

-Đấng chịu xức dầu (Messiah)

-Giữ 10 điều răn

-Không xây đền thờ nào hay kêu ai xây đền thờ dưới đất.

-Trở lại đón về Hội Thánh Giê-ru-sa-lem thật trên trời.

-Không mở trường hay cấp bằng thần học.

-Sự sống đời đời là nhìn biết Cha và Con (Giăng 17:3)

-Gương mặt, màu da là người Do Thái.

-Cầu nguyện ngước lên, lúc sầu thảm mới ngước xuống.

-Hôm qua, ngày nay cho đến đời đời không thay đổi.

-Không biết ngày giờ Tận Thế, mà chỉ nói một mình Cha biết.

-Không dạy đóng tiền thuế 1/10 như kiểu giáo hội.

-Không kêu ai tạc tượng hay hình của Ngài.

-Cho thấy tiên tri giả, dịch bệnh, đổ nát, u tối của thế gian.

-Cho thấy số người được cứu rất ít, cửa hẹp.

-Dạy và làm chứng về Kinh Thánh chứ không phải giáo lý.

-Hiểu lẽ thật và được giải phóng, lời Cha tức là lẽ thật.

-Thần ở trên trời và là con người khi trên đất.

-Đức tin y trên bài tín điều các sứ đồ (do các sứ đồ tập hợp lại)

-Là vua do Giê-hô-va tấn phong lập nên, chứ không phải tự xưng.

-Giải thích mọi lẽ thật, không mập mờ mầu nhiệm.

-Ứng nghiệm và làm trọn các kì lễ của Kinh Thánh.


Jesus của giáo hội:

-Nhóm Chủ nhật, ngày thứ 1 tự gọi là Chúa Nhật.

-Tuy là Con Đức Chúa Trời nhưng cũng là Đức Chúa Trời.

-Ngang hàng đồng đẳng, đồng quyền, đồng vinh với Cha.

-Ngồi lên ngôi Cha để kêu mọi người thờ phượng mình theo giáo hội dạy.

-Tự tế lễ dâng chính mình (trong khi là Chiên Con).

-Ngày sinh là thần mặt trời la mã 25.12.

-Bạn yêu dấu là Santa hay đọc ngược lại là Satan áo đỏ.

-Giáo chủ Ki-tô giáo theo định nghĩa.

-Tự xức dầu.

-Vừa phá luật và tự đổi luật.

-Xây đủ thứ giáo hội lớn nhỏ.

-Chia rẽ hàng chục ngàn giáo hội mỗi nơi tin mỗi kiểu.

-Mở trường thần học, cấp bằng thần học.

-Không tin ba ngôi mất sự cứu rỗi.

-Gương mặt người Ý.

-Cầu nguyện cúi gằm mặt xuống như Cain (các tín đồ y chang)

-Lúc nhập thể, lúc một là ba, ba là một lung tung.

-Muốn đến lúc nào đến, biết luôn ngày giờ tận thế (mà giáo hội kêu không biết)

-Bắt dâng 1/10 tiền (mà cũng không rõ dâng vào giáo hội nào chuẩn)

-Tượng màu sắc đủ kiểu do con người tạo ra.

-Cho thấy phục hưng, màu hồng, ăn uống, vui tươi, cưới gả.

-Được cứu là số nhiều, đường rộng, gần ba tỷ tín đồ tin Chúa khắp thế giới.

-Sách bồi linh, giáo lý, thần học đủ kiểu, phải là tiến sĩ, giáo sư đủ loại chức sắc, giáo phẩm.

-Nói tìm hiểu ba ngôi là bị điên, bị ma quỷ nhập, bị khùng.

-Vừa nhân tánh 100%, vừa thần tánh 100%.

-Tín điều ba ngôi Nicea 381AD.

-Lúc một là ba, lúc ba là một hỗn loạn.

-Vua do Babylon, Ba-anh, Ba ngôi...tự phong.

-Mầu nhiệm đợi chết rồi biết.

-Tham dự đủ lễ nghi dân ngoại, tạp tục ngoại giáo.

NHÌN RA CHƯA?


Giăng 2:19 ''Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!'' Ý Nói Giê-su Là Đức Chúa Trời?

Đây là câu gốc mà các giáo hội ba ngôi thường sử dụng, để áp đặt và chứng minh Giê-su là Đức Chúa Trời, vì Ngài nói ''Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!''. Vì thấy rằng qua câu nói đó, thì Chúa Giê-su đã tự nói chính Ngài là Đấng dựng lại, đồng nghĩa như việc Ngài sẽ tự sống lại.

Nhưng nếu giải thích và tin rằng do Chúa Giê-su dựng lại nên Ngài tự sống lại, thì chính giáo hội ba ngôi đã phủ nhận hoặc mâu thuẫn với rất nhiều câu gốc sau đây:

Roma 10:9 Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-su ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;

Phao-lô đã khẳng định chính Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Giê-su sống lại, và kêu gọi các tín đồ phải xưng nhận và lòng phải tin vào điều đó, thì mới được cứu.

Hê-bơ-rơ 5:7-8 Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời. Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, 

Chúa Giê-su khóc lóc kêu xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng có quyền cầm giữ sự sống và cái chết, phá hủy và phục dựng. Thậm chí cho thấy Chúa Giê-su dù là Con Đức Chúa Trời, được yêu rất nhiều thì cũng phải vâng phục theo lời Cha, và tin rằng khi sẵn sàng đánh đổi mạng sống cứu nhân loại, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ cứu Ngài khỏi sự chết và sống lại.

1 Phi-e-rơ 1:21 là kẻ nhân Đức Chúa Giê-su tin đến Đức Chúa Trời, tức là ĐẤNG ĐÃ KHIẾN NGÀI TỪ KẺ CHẾT SỐNG LẠI, và ban sự vinh hiển cho Ngài đến nỗi đức tin và sự trông cậy anh em được nương nhờ Đức Chúa Trời.

Phi-e-rơ cũng đã xác nhận Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng khiến Chúa Giê-su từ kẻ chết sống lại, hoàn toàn không phải Chúa Giê-su tự sống lại.

Cô-lô-se 2:12 Anh em đã bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời, là ĐẤNG ĐÃ KHIẾN NGÀI TỪ KẺ CHẾT SỐNG LẠI.

Ê-phê-sô 1:20 mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ TỪ KẺ CHẾT SỐNG LẠI và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời.

Ga-la-ti 1:1 Phao-lô, làm sứ đồ, chẳng phải bởi loài người, cũng không nhờ một người nào, bèn là bởi Đức Chúa Giê-su Christ và Đức Chúa Trời, TỨC LÀ CHA, ĐẤNG ĐÃ KHIẾN NGÀI TỪ KẺ CHẾT SỐNG LẠI.

2 Cô-rinh-tô 1:9 Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG KHIẾN KẺ CHẾT SỐNG LẠI. (Khẳng định rõ chỉ Đức Chúa Trời khiến kẻ chết sống lại, chứ Ngài không tự chết rồi tự sống lại để áp đặt đó là Giê-su)

Và còn rất nhiều câu gốc cho thấy Chúa Giê-su từ KẺ CHẾT SỐNG LẠI bởi Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Hoàn toàn không có chuyện Chúa Giê-su chủ động tự sống lại. Ai đọc tới đây đều phải nắm rõ thông tin này trước khi phân tích tiếp việc Chúa Giê-su nói Ngài xây lại đền thờ, để không phải bị rối trí bởi sự áp đặt mâu thuẫn lung tung của các nhà thần học ba ngôi.

Chúa Giê-su là hình ảnh đền thờ tâm linh, chứ Ngài không nói đền thờ 46 năm xây kia (Cái này tất cả giáo hội ai cũng biết, và cả văn mạch ở dưới cũng đã ghi chú rất rõ khỏi bàn. 

Xem ngược lại ở câu 16 ''Đừng làm cho nhà CHA TA thành ra nhà buôn bán'', thì Chúa Giê-su cũng đã phân rõ hai chủ thể là Ngài với Cha. Không thể nào nhầm lẫn Chúa Giê-su là Cha được.

Vậy vấn đề ở đây nằm ở chữ Ngài nói "Ta sẽ dựng lại" mà tại sao không nói Đức Chúa Trời dựng lại? Thậm chí còn khiến người Giu-đa hiểu lầm.

Vậy câu nói của Chúa Giê-su nói "Ta" có thể hiểu, Ngài là Đấng chủ động xin Cha để làm những điều đó. Vì khi đọc tới câu 21 sẽ thấy được giải thích ''Nhưng Ngài nói về đền thờ của THÂN THỂ MÌNH''. Vậy ý của Chúa Giê-su nếu đã nói về thân thể của Ngài, thì chắc chắn Ngài đang nói khái niệm Đức Chúa Trời làm cho Ngài sống lại, chứ không phải Ngài tự làm.

Có thể diễn giải câu nói của Chúa Giê-su như sau:
 "Ta sẽ dựng lại sau 3 ngày, và cách thức ta sẽ phục dựng lại đó là ta sẽ cầu xin và nói với Cha Ta, hoặc Ta sẽ làm theo kế hoạch của Cha ta, và an tâm rằng sau 3 ngày, đúng theo kế hoạch đó Ta sẽ phục dựng lại được hay sống lại.''

Nên người phục dựng hay làm sống lại Giê-su là YAHWEH, còn Đấng làm theo kế hoạch, khóc lóc, van xin và quyết theo kế hoạch của Yahweh để điều đó thực hiện được, thì Ngài nói "Ta sẽ..." hoàn toàn bình thường. Vì Ngài có nằm trong kế hoạch của Cha, và vì sự vâng phục Cha, Ngài biết những gì Ngài vâng theo và quyết định làm theo sẽ khiến Ngài được dựng lại thân thể sau khi chết. 

Đó là lí do mới có câu 22 nói thêm:
''Vậy, sau khi Ngài ĐƯỢC TỪ KẺ CHẾT SỐNG LẠI rồi, môn đồ GẪM Ngài có nói lời đó, thì TIN KINH THÁNH và lời Đức Chúa Giê-su đã phán.

Chúng ta thấy các thư tín của các môn đồ đều xác nhận giống nhau đó là Đức Chúa Trời khiến Chúa Giê-su từ kẻ chết sống lại. Cũng như tin rằng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là Đấng có quyền cho chết và sống lại. Hoàn toàn không có việc Chúa Giê-su nói câu ''trong ba ngày ta sẽ dựng lại'' để bày tỏ giáo lý thần học chúa ba ngôi nào cả, cũng chẳng ý nói Ngài là Đức Chúa Trời trong một khái niệm mơ hồ không rõ ràng căn cứ. 

Biểu Tượng Trùm Cuối Lộ Diện Của Năm 2024

Chúng ta chuẩn bị tương lai tươi sáng của năm 2024? Kinh tế sẽ ổn định lại vào năm 2024? Nhà cửa đất đai sẽ bán được năm 2024? Dòng tiền sẽ ...