‘’Ta Với Cha Là Một’’ Hiểu Thế Nào Mới Chuẩn?


Giăng 10:30 Ta với Cha là một.
Nhiều thần học gia đã diễn giải câu này của Chúa Jesus, nói Ngài là Đức Chúa Trời vì cho thấy Cha và Ngài là MỘT MÀ THÔI.
Họ không chấp nhận chữ ‘’MỘT’’ trong câu đó là HIỆP MỘT, nhưng giải thích đó là Đức Chúa Trời duy nhất, hoặc Jesus ‘’đồng bản thể, bản chất...’’ với Đức Chúa Trời nên Ngài là Đức Chúa Trời.
Hãy cùng đối chiếu Kinh Thánh để hiểu ý nghĩa thật sự:
Ma-thi-ơ 19:6 Thế thì, vợ chồng KHÔNG PHẢI LÀ HAI NỮA, nhưng MỘT THỊT mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!
1 Cô-rinh-tô 6:16 Anh em há chẳng biết người nào kết hợp với điếm đĩ, thì trở nên MỘT XÁC với nó sao? Vì có chép rằng: HAI NGƯỜI sẽ đồng nên MỘT THỊT.
Ê-phê-sô 5:31 Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính líu với vợ mình, hai người cùng nên MỘT THỊT.
Những câu ‘’MỘT THỊT’’ khiến chúng ta hiểu chỉ có một người, đồng bản thể bản chất, hay ý nói đó là sự hiệp nhất trở nên làm một với nhau?
Ví dụ:
Có vợ chồng kia, một nhân viên giao đồ đến. Người vợ mở cửa, nhân viên muốn giao đồ cho chồng nhưng chồng không ở nhà nên vợ nhận giùm, và người vợ kêu ‘’vợ chồng chúng tôi là MỘT, đưa và tôi gửi lại anh ấy’’.
Vậy chúng ta hiểu theo kiểu một người, giống nhau bản chất hay đó là sự hiệp nhất mật thiết chồng vợ?
Những câu kinh thánh có chữ một này thì sẽ hiểu như thế nào?
Giăng 17:11 Con không ở thế gian nữa, nhưng họ còn ở thế gian, và Con về cùng Cha. Lạy Cha thánh, xin gìn giữ họ trong danh Cha, là danh Cha đã ban cho Con, để họ cũng HIỆP LÀM MỘT NHƯ CHÚNG TA VẬY.
·         Nếu cách giải thích của thuyết ba ngôi theo câu Giăng 10:30 nói Jesus là Đức Chúa Trời vì là một với Cha thì Giăng 17:11 chắc chúng ta cũng là Đức Chúa Trời, vì có câu’’NHƯ CHÚNG TA VẬY’’.
·         Hay lại nói chúng ta ‘’ĐỒNG BẢN THỂ, ĐỒNG BẢN CHẤT’’ như Jesus, mà Jesus là Đức Chúa Trời thì chúng ta cũng là Đức Chúa Trời chăng?
Giăng 17:21 để cho ai nấy HIỆP LÀM MỘT, như CHA Ở TRONG CON, và CON Ở TRONG CHA; lại để cho HỌ cũng Ở TRONG CHÚNG TA, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến.
·         Sau câu ‘’hiệp làm một’’ thì Chúa Jesus đã giải thích ý nghĩa cho chúng ta hiểu hiệp làm một là thể nào: ‘’như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha…họ cũng ở trong chúng ta…’’.
Giăng 17:22 Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để HIỆP LÀM MỘT cũng NHƯ CHÚNG TA VẪN LÀM MỘT.
·         Chúa Jesus tái khẳng định sự ‘’LÀM MỘT’’ giữa Ngài và Đức Chúa Trời là sự ‘’HIỆP LÀM MỘT’’ mà Đức Chúa Trời ban cho Chúa Jesus, và Jesus ban cho chúng ta (Sáng tỏ luôn cho Giăng 10:30).
Giăng 17:23 CON Ở TRONG HỌCHA Ở TRONG CON, để cho họ toàn vẹn HIỆP LÀM MỘT, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con.
·         Giăng 17:23 cũng đã giải thích cho các câu ‘’Giăng 10:38; 14:10; và 14:11’’ để hiểu khi Jesus nói ‘’Cha ở trong ta và ta ở trong Cha’’ là thể nào.
·         Giăng 14:20 cũng cho thấy rất rõ ‘’ta ở trong Cha ta; các ngươi ở trong ta, và TA Ở TRONG CÁC NGƯƠI’’. Như vậy Chúa Jesus không có ý nói Ngài là Đức Chúa Trời khi nói Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Cha, nhưng để thấy sự mật thiết tương quan gắn kết cũng như chính Jesus ở trong chúng ta.
Giáo hội luôn trích Giăng 10:30 nhưng không bao giờ đọc đầy đủ văn mạch:
Giăng 10:29 CHA TA LÀ ĐẤNG LỚN HƠN HẾT ĐÃ CHO ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó KHỎI TAY CHA
·         Ai là người lớn hơn hết và có thẩm quyền trao chiên cho Chúa Jesus?
·         Sau đó Chúa Jesus mới nói Ngài và Cha ‘’là một’’, thể hiệp sự hiệp nhất, thống nhất về mọi mặt với nhau về cách Ngài sẽ quản lí chiên mà Cha giao cho Ngài như Cha đã quản lí.
·         Cuối cùng Ngài vẫn khẳng định rõ Cha là người bảo vệ chiên, chẳng để ai cướp nổi bầy chiên mà Cha giao cho Ngài.
Đối chiếu vài câu gốc có chữ một mang ý nghĩa như Giăng 10:30:
1 Cô-rinh-tô 1:10 Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng MỘT tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải HIỆP MỘT Ý MỘT LÒNG cùng nhau.
1 Cô-rinh-tô 6:17 Còn ai KẾT HIỆP với Chúa thì trở nên MỘT tánh thiêng liêng cùng Ngài.
1 Cô-rinh-tô 11:32 Song khi chúng ta bị Chúa xét đoán thì bị Ngài sửa phạt, hầu cho khỏi bị án LÀM MỘT với người thế gian.
1 Cô-rinh-tô 12:12 Vả, NHƯ THÂN LÀ MỘT, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ HIỆP THÀNH MỘT THÂN MÀ THÔI, Đấng Christ khác nào như vậy.
2 Cô-rinh-tô 4:13 Vì chúng tôi có đồng MỘT LÒNG TIN, y như lời Kinh thánh rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói, cũng vậy, chúng tôi tin, cho nên mới nói,
Ê-phê-sô 2:14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã HIỆP cả HAI LẠI LÀM MỘT, phá đổ bức tường ngăn cách.
Phi-líp 2:5 Hãy có đồng MỘT TÂM TÌNH như Đấng Christ có,
Phi-líp 4:2 Tôi khuyên Ê-vô-đi và khuyên Sin-ty-cơ phải HIỆP MỘT ý trong Chúa.
·         Chúng ta đã hiểu ý nghĩa ‘’LÀ MỘT’’ trong Giăng 10:30, mang ý nghĩa rất đơn giản là sự hiệp nhất với nhau, đồng một tâm tình, ý chí hay suy nghĩ v..v...
·         Nếu các thần học gia ba ngôi vẫn gượng ép để lấy câu đó để giảng dạy giáo lý ba ngôi thì tại sao Giăng 10:30 không đề cập đến thân vị ngôi ba?
·         Thuyết ba ngôi phải đủ cả ba là một, nhưng Jesus chỉ đề cập Cha và Ngài, thiếu mất thân vị ngôi ba, như vậy ‘’Đức’’ Thánh Linh không hề là một với Cha và Jesus, suy ra Giăng 10:30 hoàn toàn phá sản nếu trích ra để giải thích cho giáo lý ba ngôi.
·         Tiếp đến, nếu Giăng 10:30 Chúa Jesus đang nói về việc ‘’đồng nhất bản thể, là một Đấng, hay giới thiệu tín lý thần học ba ngôi’’, vậy tại sao các đoạn từ Giăng 11 trở đi Ngài lại tách dần ra thành hai Đấng riêng biệt, cũng như vẫn không đề cập thân vị ngôi ba?
Giăng 11:41 Vậy, họ lăn hòn đá đi. Đức Chúa Jesus bèn NHƯỚNG MẮT LÊN TRỜI mà rằng: THƯA CHA, TÔI TẠ ƠN CHA, VÌ ĐÃ NHẬM LỜI TÔI.
·         Chúa Jesus đang diễn xuất ‘’độc thoại’’ với chính mình?
Giăng 12:50 Ta biết MẠNG LỊNH CHA, ấy là sự sống đời đời. Vậy, NHỮNG ĐIỀU TA NÓI, THÌ NÓI THEO CHA TA ĐÃ DẶN.
·         Đức Chúa Trời đồng đẳng đồng quyền đồng vinh mà còn phải bị dặn và tuân theo mạng lịnh?
Giăng 13:3 Đức Chúa Jesus biết rằng CHA ĐÃ GIAO PHÓ MỌI SỰ trong tay mình, và mình ĐÃ TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẾN, cũng SẼ VỀ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI.
·         Ai giao cho Chúa Jesus mọi sự? Và đã là một như giáo hội nói thì tại sao Chúa Jesus phải lòng vòng ‘’từ nơi Đức Chúa Trời đến, cũng sẽ về với Đức Chúa Trời’’?
Giăng 14:1 Lòng các ngươi chớ hề bối rối, HÃY TIN ĐỨC CHÚA TRỜI, CŨNG HÃY TIN TA NỮA.
·         Tại sao Chúa Jesus tách ra đề cập tin Đức Chúa Trời và Ngài?
·         Thậm chí không hề nói về ‘’Đức’’ Thánh Linh ngôi ba nào cả?
Giăng 15:1 Ta là GỐC NHO THẬT, CHA TANGƯỜI TRỒNG NHO.
·         Lời ví dụ của Chúa Jesus trong Giăng 15 cũng không hề mô tả thân vị ngôi ba có chức năng nào trong cây nho. Cũng như Jesus môt tả Ngài là ‘’gốc nho’’, Cha là ‘’người trồng nho’’, tách biệt rõ hai chủ thể cao thấp rõ ràng.
Trải dài khắp cho tới cuối sách Giăng, tuyệt nhiên Chúa Jesus chưa bao giờ chia sẽ tín lý thần học ba ngôi, tất cả về Giăng 10:30 hoàn toàn do giáo hội ba ngôi trích riêng ra khỏi văn mạch. Họ tự diễn ý, áp đặt nền tảng giáo lý ba ngôi và diễn giải khiến con dân Chúa bị hiểu sai ý nghĩa gốc của thầy Jesus.
Những ai trích câu này thì 99% hầu như chẳng nhớ địa chỉ ở đâu là thứ nhất, còn lại thì cũng không biết trước câu 30 thì câu 29 hay cả phân đoạn đã nói gì...
Giăng 10:30 không bao giờ thể hiện Jesus đang nói Ngài là Đức Chúa Trời hay bày tỏ bất cứ khái niệm nào liên quan tới giáo lý thần học ba ngôi.
Khi đọc kinh thánh XIN ĐỪNG TRÍCH LÕM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...