Giáo Lý Ba Ngôi Được Xây Bằng Nền Tảng Nào?


1.Nguồn gốc câu ‘’Ai cố gắng hiểu ba ngôi sẽ bị điên, mất trí, mất linh hồn …’’:
"Cái trí của con người không thể hiểu trọn vẹn được mầu nhiệm của Chúa Ba Ngôi. Ai cố gắng hiểu bí ẩn này sẽ hoàn toàn sẽ mất trí. Và người chối bỏ ba ngôi sẽ mất linh hồn của mình" (Trích từ trang 51-52 sách ‘’A Handbook of Christian Truth’’của Harold Lindsey và Charles J. Woodbridge 1902-1995)
“The mind of a man cannot fully understand the mystery of the Trinity. He who would try to understand the mystery fully will lose his mind. But he who would deny the Trinity will lose his soul” (Harold Lindsey and Charles Woodbridge, A Handbook of Christian Truth, pp. 51-52)
·         Đây là câu nói quen thuộc từ giáo sư, thần học gia, chấp sự, con đỏ…Tất cả đều nói một cách máy móc hệt nhau khi khuyên một ai đó đang có ý định tìm hiểu hay nghiên cứu về sự thật giáo lý ba ngôi. Nhưng rõ ràng câu nói trên hoàn toàn KHÔNG CÓ TRONG KINH THÁNH, xuất phát từ hai tác giả cùng thời, tự suy diễn ra trong thời kì của họ để bảo vệ nền thần học và giáo lý nơi họ đang nhóm và làm việc.
2.Nguồn gốc câu ‘’đồng quyền-đồng đẳng-đồng vinh, không ngôi nào lớn hơn ngôi nào…’’:
Thần học gia Wayne Grudem: “Khi chúng ta nói về Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, chúng ta không nói Ngôi nào lớn hơn Ngôi nào…’’
Thần học gia Grêgôriô Nazianzênô trong hội nghị Constantinople công bố đức tin về ba ngôi: ‘’…cùng gặp được trong Ba Ngôi, và gồm Ba Ngôi một cách phân biệt, KHÔNG HƠN KÉM về bản thể hoặc bản tính, KHÔNG TĂNG GIẢM về sự CAO HƠN HOẶC THẤP HƠN…. Ba Ngôi vô cùng, kết hợp với nhau vô cùng. Nếu XÉT RIÊNG, MỖI NGÔI ĐỀU LÀ THIÊN CHÚA. Nếu suy tưởng một trật, Ba Ngôi vẫn là một Thiên Chúa…. Tôi vừa suy tưởng đến Thiên Chúa Duy Nhất, thì lập tức hào quang của Ba Ngôi tràn ngập tâm hồn tôi. Tôi vừa bắt đầu phân biệt Ba Ngôi, thì bị kéo trở lại Thiên Chúa Duy Nhất”
·         Không hiểu thần học gia Grêgôriô Nazianzênô có hiểu ông ta đang nói gì không, nhưng những lời trên cũng chả liên quan một chút nào trong kinh thánh.
3.Nguồn gốc chữ ‘’BA NGÔI’’ (Trinity):
Từ ba ngôi tiếng Hy Lạp là tριάς , có nghĩa là "một bộ ba" hoặc "số ba". Việc sử dụng ghi chép đầu tiên của từ Hy lạp này trong thần học Kitô giáo là bởi Theophilus thành Antioch vào khoảng năm 170.
Tertullianus (160 – k. 220), thần học gia người Latinh, thành Carthago của tỉnh Africa thuộc La Mã, là người đầu tiên sử dụng và áp dụng chữ La-tinh ‘’BA NGÔI’’. Ảnh hưởng triết học Stoic, Tertullian tin rằng lúc đầu, Đức Chúa Trời chỉ tồn tại một mình, sau đó tạo ra Chúa Con, rồi Chúa Con cùng với Chúa Cha mang đến sự tồn tại của Chúa Thánh Linh.
·         Mặc dầu Tertullian và Theophilus là những người tạo ra chữ ba ngôi. Nhưng họ hoàn toàn trái quan điểm, diễn đạt và cách hiểu về giáo lý ba ngôi. Nhưng nói chung là chữ ‘’BA NGÔI’’ hay ‘’Đức Chúa Trời ba ngôi’’ hoàn toàn không hề có ở đâu trong kinh thánh.
4.Nguồn gốc câu Ma-thi-ơ 28:19 nhân danh ‘’Ba Đấng’’:
Ma-thi-ơ 28:19 ‘’Nhân danh ba Đấng’’ mà giáo hội hay trích đã hoàn toàn bị cạo sửa, và không phải bản gốc nguyên thủy. Eusebius là giáo phụ thành Caesarea (340AD), là người nắm giữ các nguồn lịch sử hội thánh lớn nhất bấy giờ, và trong quyển III, Chương 5 ‘’The Last Siege of the Jews after Christ’’của ông ghi như thế này:
Ma-thi-ơ 28:19‘’…Hãy NHÂN DANH TA mà làm phép báp-têm cho họ’’.
‘’Book III of his History, chương 5, phần 2’’: went unto all nations to preach the Gospel, relying upon the power of Christ who had said to them, ‘‘Go ye and make disciples of all the nations IN MY NAME”.

5. Nguồn gốc các ví dụ như nước, hột gà, ánh sáng, lửa….:
- Thần học gia Tertullian: gốc rễ - hoa - trái; mạch nước - dòng nước - suối; mặt trời - tia sáng - ánh sáng.
- Thần học gia Augustine: người yêu - người đựơc yêu - tình yêu; trí tuệ - ký ức - ý chí.
- Nhà tu sĩ truyền giáo Patrick: dùng ví dụ ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.
·         Những tiến sĩ, thần học gia, người đời sau… dựa vào các kiểu ví dụ trên và tiếp tục chế tác để diễn đạt ba ngôi: CÀ PHÊ 3 trong 1 gồm cà phê, đường, sữa; NƯỚC gồm 3 thể rắn, lỏng; MỘT GIÁO DÂN gồm 3 chức năng tư tế, ngôn sứ & vương đế; MỘT GIA ĐÌNH gồm bố, mẹ, con cái; MỘT GIÁO PHẬN gồm giám mục, linh mục & giáo dân; MỘT GIÁO HỘI gồm Giáo sĩ, tu sĩ & giáo dân; MỘT TRỨNG GÀ gồm vỏ, lòng trắng, lòng đỏ; MỘT ĐIỆN THOẠI gồm 3 chức năng nghe, gọi & nhắn tin; MỘT NGÓN TAY gồm có 3 đốt; MỘT CÁNH QUẠT gồm 3 cánh...
Những ví dụ trên khác xa các ví dụ của Chúa Jesus mô tả về Cha (Đức Chúa Trời) và Ngài:
Giăng 15:1 Ta (Jesus)GỐC NHO thật, CHA TA (Giê-hô-va)NGƯỜI TRỒNG NHO (Cả ví dụ này không hề đề cập ngôi ba).
Ma-thi-ơ 25:34 Bấy giờ, VUA (Jesus) sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được CHA TA (Giê-hô-va) ban phước, hãy đến mà nhận lấy…’’
Mác 12:1-9 Tóm tắt: Chủ vườn nho (Đức Chúa Trời), con trai của chủ (Jesus).
Ma-thi-ơ 22:2 Nước thiên đàng giống như MỘT VUA KIA (Đức Chúa Trời) làm tiệc cưới cho CON MÌNH (Jesus).
6. Nguồn gốc các chữ bản thể (substantia), bản tính (essentia), ngôi vị (persona), tương đối (relativus), thực thể (hypostasis, persona), bản thể (ousia, substantia)…:
- Thần học gia Augustine trình bày các từ thần học bản thể (substantia), bản tính (essentia), ngôi vị (persona), tương đối (relativus) ở trong tác phẩm "De Trinitate".
- Linh mục, thần học gia, và triết học Tôma Aquinô đào sâu về khái niệm ‘’Ngôi vị’’ (persona) mà thần học gia Augustine đã khơi mào.
- Thần học gia Tertullian: dùng danh từ Chúa Ba Ngôi (Latin: trinitas), và những danh từ “bản thể -substantia , ngôi vị- persona” , người đầu tiên nhấn mạnh Chúa ba ngôi cùng bản thể.
- Ba nhà tiến sĩ Cap-pa-đo-xi-a: Ba-si-li-ô (330-379), Ghê-go-ri-ô Nít-sa (335-385), Ghê-go-ri-ô Na-xi-an-xê-nô (330-390) đào sâu vào sự phân biệt ba ngôi vị thực thể (hypostasis, persona) trong cùng một bản thể (ousia, substantia).
7. Nguồn gốc câu ‘’một ngôi, hai ngôi hay ba ngôi chả ảnh hưởng gì đức tin…’’:
Thần học gia Juan Luis Segundo: ‘’đối với nhiều Kitô hữu, một Chúa có hai hay ba ngôi, hay là một ngôi với ba Chúa cũng chẳng ăn thua gì đến đức tin và đời sống cả!’’
·         Việc nhận biết Đức Chúa Trời liên quan tới linh hồn, đức tin và sự sống của chúng ta, nhưng chúng ta lại chọn tin lời thần học gia để xem nhẹ điều đó?
8. Nguồn gốc câu ‘’Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không thể hiểu được…’’:
Thần học gia Augustine đi dọc bờ biển, thấy một đứa bé dùng vỏ sò tát cho cạn nước biển, Augustine bảo đứa bé không thể làm được điều đó. Đứa bé trả lời ‘’Cháu múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn chú hiểu về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi’’. Augustine chợt hiểu và nghĩ thầm “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”.
·         Câu ‘’nghĩ thầm’’ trên đã được ghi ra, được các thần học gia sao chép lại vào tâm trí biết bao giáo phẩm, tín đồ và con chiên.
Sách Giáo Lý Công Giáo (Đoạn 2 câu 234): ‘’…Mầu nhiệm ba ngôi là trung tâm của mầu nhiệm đức tin cơ đốc và cuộc sống…’’
Sách Giáo Lý Công Giáo (Đoạn 2 câu 237): "…Mầu nhiệm ba ngôi được ẩn giấu trong Thiên Chúa, điều không bao giờ có thể hiểu được trừ khi được Thiên Chúa bày tỏ…’’.
·         Giáo lý công giáo khẳng định có BA MẦU NHIỆM chính: Mầu nhiệm 1 Thiên Chúa 3 ngôi, mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người và mầu nhiệm Ngôi Hai cứu độ nhân loại.
·         Mầu nhiệm Đức Chúa Trời ba ngôi không thuộc bất kì chỗ nào từ lời sứ đồ hay lời công bố nào từ nơi Đức Chúa Trời hay Chúa Jesus. Hoàn toàn từ sách giáo lý, thần học gia tự ‘’nghĩ thầm’’diễn ý riêng mà thôi.
·         Mầu nhiệm chính mà những người đang tin giáo lý ba ngôi đến ra nên suy nghĩ là ‘’…MẦU NHIỆM BABYLON LỚN, LÀ MẸ KẺ TÀ DÂM VÀ SỰ ĐÁNG GỚM GHÊ TRONG THẾ GIAN…’’ (Khải huyền 17:5)
9. Nguồn gốc câu ‘’Cha là Đức Chúa Trời, Con là Đức Chúa Trời, Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời, và đó không phải ba Đức Chúa Trời nhưng là một Đức Chúa Trời…’’:
Xuất phát từ tín điều của Athanasian (296-298), giám mục Ai Cập tại thành Alexandria. Càng về sau thì tín điều đó càng được thêm thắt nhiều thứ ‘’lạ lùng’’ khác.
10. Giáo lý ba ngôi ra đời sau Chúa Jesus hơn 325 năm:
Giáo lý Ba Ngôi được tạo ra sau Jesus hơn 325 năm, bởi sự xác nhận của tín điều Nicaea (năm 325) và Athanasius (khoảng năm 500) để hiệp nhất về các bất đồng thần học. Và được sự chấp thuận bởi chính quyền la mã lúc bấy giờ để dễ dàng thống nhất đất nước bởi giáo lý chung. Những ai từ chối giáo lý này sẽ bị giết, xử tử, bịt miệng hoặc tuyên truyền chụp mũ là tà giáo, dị giáo.
·         Các tòa án dị giáo được lập ra để cai trị niềm tin con dân, ép buộc họ phải tin vào giáo lý ba ngôi dù không hiểu.
·         Như vậy, sau thời Jesus và các sứ đồ tới hơn 325 năm mới ra đời giáo lý ba ngôi. Mãi đến hơn cả ngàn năm sau mới ra đời tin lành cải chánh, nhưng lại ‘’cải’’ từ giáo lý công giáo mà ra, đem luôn cả giáo lý ba ngôi qua tin lành.
·         Vậy niềm tin vào giáo lý thần học ba ngôi KHÔNG PHẢI là niềm tin nguyên thủy của thời Chúa Jesus, tuyển dân hay các sứ đồ giảng dạy.
11. Nguồn gốc ra đời thân vị ngôi ba ‘’Đức’’ Thánh Linh hayChúa Thánh Thần:
Sau hội đồng Nicaea 325AD (năm ra đời giáo lý ba ngôi), đến năm 381AD hội đồng Constantinople, đảng Nicene và Athanasian tiếp tục giành quyền kiểm soát, và hội đồng này do hoàng đế Theodosius triệu tập để tái xác định lại giáo lý từ hội đồng Nicaea.
·         Mở rộng và thêm vào thân vị ngôi ba ‘’Chúa Thánh Linh’’, bác bỏ bản chất đúng đắn của ‘’Thánh Linh’’ chỉ là ‘’Linh Thánh’’ của Giê-hô-va (Spirit of God).
·         Hội đồng tiếp tục tuyên bố: ‘’Đức Thánh Linh là một bản thể đồng đẳng với ‘’ngôi’’ Cha và ‘’ngôi’’ Con, có suy nghĩ, thân vị, hành động v…v… và là 100% Đức Chúa Trời.’’
·         Càng về sau, các triết gia và thần học gia đã thêm thắt nói rằng: ‘’Chúa Thánh Thần được sinh ra bởi tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con’’.
·         Hội đồng còn công bố rằng ‘’Chỉ có huyết của Đức Chúa Trời hay chính Đức Chúa Trời chết thay mới đem đến quyền tha tội’’. Như vậy, nhấn mạnh hơn vào việc áp đặt Jesus phải là Đức Chúa Trời, thì huyết đó mới tha được cho tội nhân.
·         Tuyển dân Do Thái thờ độc nhất Giê-hô-va, nhưng không tin Jesus là Đấng Mê-si hứa ban làm Vua hoàn hảo cho họ. Tuy vậy, suốt hành trình Cựu Ước, tuyển dân là những người thông minh, hiểu biết, rành ngôn ngữ và rõ về Đức Chúa Trời nhất thì lại chẳng có khái niệm nào về thân vị ngôi ba để tôn thờ hay đề cập.
·         Nếu họ hiểu rằng LINH THÁNH là thân vị ngôi ba Đức Chúa Trời thì ít ra giờ này ngoại trừ không tin Jesus ngôi hai thì họ phải tin ‘’HAI THẦN GIÁO’’ (Duality) chứ sao vẫn chỉ ‘’ĐỘC THẦN GIÁO’’ (Monotheism)?
12. Nguồn gốc cách so sánh giáo lý ba ngôi là 1x1x1=1 chứ không phải 1+1+1=3:
Tiến sĩ Nathan Wood, cựu chủ tịch của trường Cao đẳng Thiên Chúa và Trường Thiên Chúa Gordon. Lấy ví dụ về không gian ba chiều để áp dụng 1x1x1=1
Phil Hernandes, một nhà biện hộ giáo lý ba ngôi, áp dụng công thức toán học để ra đời ví dụ 1x1x1=1
·         Nếu vậy có cả tỷ số 1 hay cả tỷ Đấng thì cũng đều là một Đức Chúa Trời?
·         Áp dụng công thức này khác nào tạo tiền đề cho các giáo lý chế thêm đức chúa trời mẹ, hoặc hàng ngàn ông thần, ông chúa khác nhưng cứ nhân cho nhau thì cũng chỉ là một Đức Chúa Trời mà thôi? (1x1x1x1x1x1x1…..=1?)
·         Nếu Cha là A, Con là B, và Thánh Linh là C suy ra AxBxC=ABC. Như vậy rõ ràng giáo lý ba ngôi dù có lấy công thức nào đi nữa thì vẫn tự mâu thuẫn với chính kinh thánh. Cho nên đơn giản là biện hộ, lấp liếm để không bị nói là thờ ba Chúa (1+1+1=3), phải sửa lấp liếm là 1x1x1=1 để tự hợp thức hóa giải KINH.
Thi-thiên 2:2 Các vua thế gian nổi dậy, các quan trưởng bàn nghị cùng nhau nghịch ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, và nghịch ĐẤNG CHỊU XÚC DẦU (Jesus) của Ngài, mà rằng: (Thi thiên bày tỏ chỉ có hai chủ thể)
1 Cô-rinh-tô 1:3 nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI, CHA CHÚNG TA, và bởi ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST! (Các thư tín sứ đồ cũng chỉ chúc lành từ hai chủ thể)
Khải huyền 5:13 Tôi lại nghe mọi vật dựng nên trên trời, dưới đất, bên dưới đất trên biển, cùng mọi vật ở đó đều nói rằng: Chúc cho ĐẦNG NGỒI TRÊN NGÔI cùng CHIÊN CON được ngợi khen, tôn quí vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời! (Cả thiên đàng hát mừng tôn vinh hai Đấng, hoàn toàn thiếu ngôi ba)
Khải huyền 14:1 Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người đều có DANH CHIÊN CONDANH CHA CHIÊN CON ghi trên trán mình. (Không có danh ba ngôi hay danh ‘’nhân vật ngôi ba’’ nào cả)
13. Nguồn gốc câu ‘’Ai không tin ba ngôi là tà giáo’’:
Giáo luật công giáo điều luật số 751: ‘’Lạc giáo hay tà giáo là cố chấp phủ nhận hay nghi ngờ, chối bỏ một ‘’chân lý phải tin’’ (giáo lý ba ngôi), sau khi được chịu phép rửa tội…’’
Cả kinh thánh chỉ duy nhất bốn lần chép về chữ Antichrist (Kẻ địch lại Đấng Christ):
2 Giăng 1:7 Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành, là kẻ chẳng xưng Đức Chúa Jesus Christ lấy xác thịt mà đến: ấy đó thật là kẻ dỗ dành và KẺ ĐỊCH LẠI ĐẤNG CHRIST (Antichrist).
·         Phải, ngày nay tràn ngập đủ giáo sư, thần học gia rải điều khắp bốn phương. Luôn xưng nhận Jesus là nhân tánh thần tánh, bắt ép Jesus là Đức Chúa Trời nhập thể nên có thần tánh để làm mọi chuyện. Đó là những kẻ DỖ DÀNH, RU NGỦ để tạo ra một phiên bản Jesus khác xa hoàn toàn Chúa Jesus yêu dấu đã bỏ mọi thứ để trở nên xác thịt 100%  như con người chúng ta.
·         Chúa Jesus phải là con người 100% trên đất, như vậy mới tạo ra một hình mẫu để loài người có một hi vọng, hay đúng hơn con người dám mạnh mẽ để nói rằng ‘’CON NGƯỜI CÓ QUYỀN CHIẾN THẮNG TỘI LỖI’’ như Chúa Jesus đã làm gương.
·         Còn nếu bắt ép Chúa Jesus là nhân tánh thần tánh lúc trên đất, vậy Ngài là thần làm gì cũng được thì con người bắt chước như thế nào đây?

1 Giăng 2:18 Hỡi các con cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ địch lại Đấng Christ (Antichrist) phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ; bởi đó, chúng ta biết rằng ấy là giờ cuối cùng.
·         Tại thời điểm viết thư Giăng đã có kẻ địch lại Đấng Christ, lúc đó chưa có giáo lý ba ngôi, người tin ba ngôi hay người không tin ba ngôi, vậy tại sao giáo hội trích ra để nói người khác là ‘’ai không tin ba ngôi là tà giáo’’?
1 Giăng 2:22 Ai là kẻ nói dối, há chẳng phải kẻ chối Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ sao? Ấy đó là KẺ ĐỊCH LẠI ĐẤNG CHRIST (Antichrist), tức là kẻ chối Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con!
·         Đấng Christ là Đấng được xức dầu, nhưng kinh thánh không bao giờ nói Đức Chúa Trời được xức dầu. Như vậy khi ép Jesus là Đức Chúa Trời thì chối bỏ danh hiệu Đấng Christ của Chúa Jesus.
·         Tiếp tục ép Jesus là Cha (Trích lõm Ê-sai 9:5) thì chối bỏ thân vị làm Cha của Giê-hô-va, còn nếu bắt ép Đức Chúa Trời nhập thể thành Jesus, thì chối bỏ thân vị làm Con của Chúa Jesus. Vì để có được hai chữ Cha và Con thì phải độc lập hai Đấng tách biệt và có mối dây liên kết thấp cao, cấp bậc rõ ràng.
1 Giăng 4:3 còn thần nào không xưng Đức Chúa Jêsus, chẳng phải bởi Đức Chúa Trời. Đó là thần của Kẻ ĐỊCH LẠI ĐẤNG CHRIST (Antichrist), mà các con đã nghe rằng hầu đến, và hiện nay đã ở trong thế gian rồi.
·         Câu này trong bản tiếng anh mới rõ: ‘’And every spirit that confesseth not that Jesus Christ is come IN THE FLEST (TRONG XÁC THỊT) is not of God…’’. Tạm dịch: ‘’Linh nào không công nhận Jesus tới TRONG XÁC THỊT thì không phải từ Đức Chúa Trời…’’
·         Trong khi đó, giáo lý thần học ba ngôi nói Chúa Jesus tới trong NHÂN TÁNH (100%) THẦN TÁNH (100%), tạo ra Jesus nửa xác thịt nửa thần linh (200%), hoàn toàn đi ngược với những gì mà Giăng đã viết.
·         Vậy thì ai mới là ANTICHRIST ĐÂY?
Kết luận:
·         Giáo lý thần học ba ngôi hoàn toàn ĐI NGƯỢC VỚI KINH THÁNH, toàn bộ hệ thống giáo lý được tạo nên bởi các triết gia, thần học gia, giáo sư với những tư tưởng cá nhân của họ, được đúc kết và tổng hợp lại và áp dụng thành giáo lý để dạy con dân.
·         Để tránh bị nói là không trích kinh thánh nên họ đã trích vài câu ra khỏi văn mạch để diễn giải có vẻ như hợp lí hoặc dịch ép, cạo sửa như: Giăng 1:1, Rô-ma 9:5, Ê-sai 9:5, Giăng 10:30, Ma-thi-ơ 28:19, Phi-líp 2:6, Giăng 10:33, Hê-bơ-rơ 1:8, 1 Giăng 5:20, Công vụ 20:28, Sáng 1:26, Sáng 18:2, Cô-lô-se 1:15-16, Giăng 20:28, Giăng 8:24, Giăng 8:56-58, Ê-sai 6:3…(Khoảng 20 câu trở lại)
·         Các bài viết của giáo lý ba ngôi không bao giờ được giải thích rõ ràng, nhưng luôn nói tín hữu đừng tìm hiểu sâu vì sẽ bị ‘’điên’’ hay ‘’tâm thần’’, hoặc lảng tránh và nói đó là mầu nhiệm không thể giải thích được. Miễn là phải tin thì mới được sự sống đời đời, còn không tin thì bị tuyên truyền chụp mũ ngay là tà giáo, làm rối trí người khác hay rủa sả là ma quỷ, địa ngục v…v… để khiến tín hữu sợ hãi không dám nghiên cứu và tìm ra sự thật.
·         Tiếp theo, giáo hội sẽ dùng công thức ‘’nhồi sọ’’ hay ‘’tẩy não’’ bằng những giáo lý căn bản, sách bồi linh, phước âm yếu chỉ. Sau đó là đẩy ngay vào mục vụ để con dân lo làm những việc công đức và nghĩ rằng đó là ‘’hầu việc Đức Chúa Trời’’, để cuối cùng không còn thời gian tìm hiểu về giáo lý mình đang tin thật hư thể nào…
·         Những ai đang đọc bài viết này hiện tại đang nhóm tại các giáo hội theo giáo lý ba ngôi, thì hãy tỉnh thức và đối chiếu lại sự thật qua Kinh Thánh, tư liệu lịch sử, cũng như kiểm chứng các nguồn thông tin trong và ngoài nước khác nhau. Tin vào giáo lý ba ngôi là chính các bạn đang tự ĐÓNG ẤN TRÊN TRÁN (TÂM TRÍ)TAY HỮU (HÀNH ĐỘNG) để bị xét đoán trong ngày cuối cùng bởi tòa án của Đức Chúa Trời.
Nền tảng giáo lý ba ngôi đã xây bằng lời con người qua giáo hội chứ không phải bởi Giê-hô-va vạn quân hay Chúa Jesus Christ và sứ đồ. Sự lựa chọn tiếp tục chọn tin hay dừng lại suy ngẫm đối chiếu là quyền của mỗi người. Ai yêu quí chính linh hồn mình thì tự khắc sẽ biết làm điều gì.
Giăng 17:3 Vả, SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI là NHÌN BIẾT CHA, tức là ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ MỘT VÀ THẬT, cùng Jesus Christ, là ĐẤNG CHA ĐÃ SAI ĐẾN.
Ma-thi-ơ 7:24 Vậy, kẻ nào nghe và LÀM THEO LỜI TA PHÁN ĐÂY, thì giống như một NGƯỜI KHÔN NGOAN cất nhà mình trên hòn đá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đức Chúa Trời Là Ai?

Đức Chúa Trời Là Ai? Đức Chúa Trời có phải ‘’một là ba’’ hay ‘’ba là một’’? Đấng đó có phải nhập thể thành người trong xác thịt? Đấng đó ...